QUỐC HỘI VỚI DOANH NHÂN, DOANH NGHIỆP: Xây dựng văn bản pháp luật cần lấy ý kiến doanh nghiệp

DIỄM NGỌC 07/10/2021 14:50

Theo ông Phạm Đình Đoàn, việc ban hành các văn bản pháp luật còn thiếu sự đóng góp của doanh nghiệp, nhất là trước vấn đề phục hồi sản xuất, kinh doanh trong mùa dịch COVID-19.

Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái.

Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái phát biểu.

Trước thềm lễ kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có buổi làm việc với VCCI và gặp gỡ đại diện giới doanh nhân Việt Nam vào tại Trụ sở VCCI, Hà Nội. Tại Hội nghị, đại diện các doanh nghiệp và Hiệp hội doanh nghiệp đã đóng góp ý kiến nhằm tháo gỡ khó khăn và xem xét các vấn đề về pháp lý cho doanh nghiệp, đặc biệt chú trọng tới công tác phòng chống dịch COVID-19, cũng như chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi kinh tế sau đại dịch.

Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái nêu ra 4 ý kiến như sau:

Thứ nhất, trong soạn thảo ban hành các văn bản với các doanh nghiệp nói chung, cần lấy quan điểm hỗ trợ đồng hành với doanh nhân, doanh nghiệp là chính, không nên mang nặng tính an toàn, sử dụng các từ ngữ dễ hiểu, không nên để các bên lợi dụng, bóp méo tạo giấy phép con, tạo rào cản gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, nên có đánh giá bình chọn, chấm điểm trong việc bình chọn. Đánh giá các văn bản, xây dựng văn bản hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. Vừa qua, việc ban hành các văn bản còn thiếu sự đóng góp của doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp, nhất là hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh trong mùa dịch. Một số văn bản chỉ đưa toàn văn, không có tóm tắt, so sánh, đối chiếu với các văn bản khác, gây khó cho doanh nghiệp. Trước khi ban hành, nên có ý kiến của VCCI, đại diện các Hiệp hội và các doanh nghiệp lớn, tuy nhiên việc lấy ý kiến cũng cần được chuẩn bị chu đáo, có so sánh, đối chiếu, lý giải để dễ tiếp cận.

Các doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp vẫn còn thụ động trong việc góp ý, nhưng các cơ quan nhà nước cũng còn có thái độ đại khái, sơ lược trong việc tiếp thu ý kiến của các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp. Hiện tượng này làm giảm bớt sự đóng góp tích cực của doanh nghiệp trong việc góp ý các văn bản pháp luật.

Chúng ta đã hội nhập, nên việc chỉnh sửa các văn bản pháp luật cũng phải có tính hội nhập, thì sau này các dịch vụ pháp lý ở Việt Nam mới có cơ hội phát triển.Thực tế có rất nhiều hợp đồng kinh tế được ký kết, thì đều xét xử theo luật nước ngoài hoặc luật Singapore, chứ không áp dụng luật Việt Nam.Đây cũng là điều mà Việt Nam chưa hội nhập được nhiều”, ông Đoàn nhấn mạnh.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã làm việc với VCCI và gặp gỡ đại diện giới doanh nhân Việt Nam vào ngày 7/10 tại Trụ sở VCCI, Hà Nội.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp gỡ đại diện giới doanh nhân Việt Nam vào ngày 7/10 tại Trụ sở VCCI, Hà Nội.

Thứ hai, mỗi khi thông qua luật, Quốc hội nên kiểm tra cả việc đồng bộ Nghị định, Thông tư để đảm bảo được đúng với tinh thần của luật và áp dụng được ngay. Trước mắt, ban hành sớm các chính sách hỗ trợ cụ thể các doanh nghiệp đang gặp khó khăn, chịu tác động của dịch COVID-19 theo hướng dễ tiếp cận, thực tế, phù hợp với đặc điểm điều kiện của doanh nghiệp, với ngành nghề lĩnh vực và có thể tiếp cận thụ hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Đến nay, việc hỗ trợ pháp luật chưa đồng đều vẫn có sự chênh lệch giữa các địa phương vùng miền, vì vậy, cần triển khai đồng bộ các nội dung hỗ trợ của luật, thống nhất với các quy định pháp luật hiện hành, ví dụ như luật doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thứ ba, việc hỗ trợ tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, nhất là giải đáp thắc mắc về pháp lý phát sinh khi doanh nghiệp đầu tư kinh doanh, nhất là tại các tỉnh lẻ, rất cần sự giúp đỡ của các cơ quan Nhà nước. Không chỉ trong việc giải đáp về nội dung quy định pháp luật, mà ngay cả trong việc trả lời về các vụ việc phát sinh giữa các doanh nghiệp với nhau, trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Công tác xét xử và thi hành án cần có sự minh bạch, đột phá, không để những vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh với pháp luật, hoặc xét xử thiên vị.

Thứ tư, tăng cường ứng dụng công nghệ để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thông tin, cung cấp thông tin pháp lý, nhất là những văn bản hướng dẫn thi hành luật, Nghị định. Trong đó, quan trọng nhất là các Thông tư của các Bộ, liên Bộ hỗ trợ doanh nghiệp hơn, trong việc cập nhật và nâng cao kiến thức pháp luật kinh doanh nói chung và pháp luật từng vấn đề chuyên sâu nói riêng, thông qua các hình thức phù hợp.

Diễn đàn Doanh nghiệp tiếp tục thông tin

Có thể bạn quan tâm

  • QUỐC HỘI VỚI DOANH NHÂN, DOANH NGHIỆP: Lấy COVID-19 là động lực đột phá hoàn thiện thể chế

    QUỐC HỘI VỚI DOANH NHÂN, DOANH NGHIỆP: Lấy COVID-19 là động lực đột phá hoàn thiện thể chế

    14:30, 07/10/2021

  • QUỐC HỘI VỚI DOANH NHÂN, DOANH NGHIỆP: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm trong mọi quyết sách!

    QUỐC HỘI VỚI DOANH NHÂN, DOANH NGHIỆP: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm trong mọi quyết sách!

    14:20, 07/10/2021

  • QUỐC HỘI VỚI DOANH NHÂN, DOANH NGHIỆP: Khơi thông dòng chảy pháp luật kinh doanh

    QUỐC HỘI VỚI DOANH NHÂN, DOANH NGHIỆP: Khơi thông dòng chảy pháp luật kinh doanh

    13:55, 07/10/2021

  • QUỐC HỘI VỚI DOANH NHÂN, DOANH NGHIỆP: Tầm nhìn mới về pháp luật

    QUỐC HỘI VỚI DOANH NHÂN, DOANH NGHIỆP: Tầm nhìn mới về pháp luật

    11:30, 07/10/2021

  • Quốc hội đồng hành cùng Chính phủ trong phòng, chống COVID-19

    Quốc hội đồng hành cùng Chính phủ trong phòng, chống COVID-19

    11:17, 07/10/2021

  • QUỐC HỘI VỚI DOANH NHÂN, DOANH NGHIỆP: Quốc hội hành động, đổi mới và sáng tạo

    QUỐC HỘI VỚI DOANH NHÂN, DOANH NGHIỆP: Quốc hội hành động, đổi mới và sáng tạo

    11:10, 07/10/2021

DIỄM NGỌC