Nền tảng số là giải pháp cần thiết cho phát triển bền vững nông thủy sản
Việc các doanh nghiệp chủ động đổi mới sáng tạo mô hình kinh doanh trên nền tảng công nghệ số là một trong những giải pháp cần thiết để phát triển bền vững ngành nông thủy sản.
>>Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nông thủy sản trong nền kinh tế số
Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế nhờ vào việc đẩy mạnh mở cửa, hội nhập kinh tế thế giới, tích cực tham gia mạng lưới các hiệp định thương mại tự do đa tầng nấc. Đến nay, Việt Nam đã tham gia và đang đàm phán nhiều hiệp định thương mại tự do.
Việc ký kết và tham gia các FTA thế hệ mới có tác động lớn đến doanh nghiệp Việt Nam thông qua việc mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, theo đó, doanh thu xuất nhập khẩu sang các nước đối tác sẽ tăng, củng cố thị trường truyền thống, khơi thông nhiều thị trường tiềm năng. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam cũng đứng trước thách thức cạnh tranh mạnh mẽ do: cắt giảm thuế nhập khẩu theo lộ trình cam kết, đồng thời các ngành sản xuất trong nước chịu tác động trực tiếp của những biến động trên thị trường hàng hóa quốc tế.
Đáng chú ý, năm 2020-2021, thế giới cùng trải qua những khó khăn chưa từng có trong lịch sử do đại dịch COVID-19 mang lại. Tại Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên khắp thế giới phải thực hiện giãn cách xã hội và hạn chế đi lại. Và cũng trong chính giai đoạn này, chúng ta chứng kiến sự trỗi dậy của kinh tế số.
Sự trỗi dậy này diễn ra, và trở nên đặc biệt “rộng rãi” hơn trong những tháng gần đây. Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới năm 2021, có tới 60% các doanh nghiệp nội địa ở Việt Nam đến nay đã thiết lập hoặc tăng sự hiện diện trực tuyến của mình để có thể cung cấp dịch vụ và bán hàng cho những khách hàng đang ngày càng kết nối tốt hơn. Chính phủ cũng đã số hóa hơn nhiều thủ tục hành chính và dịch vụ công. Đó không chỉ là cách ứng phó ngắn hạn giúp Việt Nam đối phó với những khó khăn về tương tác trực tiếp trong đại dịch, mà còn để lại những tác động sâu sắc và lâu dài hơn.
Do đó, với doanh nghiệp Việt Nam, chuyển đổi số giúp thông tin nhanh hơn, ra quyết định kịp thời hơn, minh bạch hơn để ứng biến kịp thời với biến động và dễ dàng đáp ứng nhu cầu khách hàng hơn. Vì thế, cộng đồng doanh nghiệp cần nắm được xu hướng phát triển của nền kinh tế số, các công cụ Marketing số, nâng cấp năng lực đổi mới sáng tạo, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông thủy sản.
>>Kết nối tiêu thụ nông, thủy sản cho Nam Bộ và Tây Nguyên
Trước những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, thời gian qua, Chính phủ đã lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành và triển khai nhiều chính sách vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế, luôn đồng hành, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ổn định việc làm và thu nhập cho người lao động.
Đồng thời, để thích ứng linh hoạt với tình hình mới, bên cạnh những chính sách hỗ trợ của Chính phủ, việc các doanh nghiệp nông thủy sản chủ động đổi mới sáng tạo mô hình kinh doanh trên nền tảng công nghệ số, chuyển đổi số, gia tăng xu hướng chuyển dịch thị trường, liên kết phát triển theo chuỗi giá trị, đổi mới mẫu mã, bao bì sản phẩm, xây dựng thương hiệu để tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm là một trong những hướng đi và giải pháp cần thiết để phát triển bền vững ngành nông thủy sản trong thời gian tới.
Đặc biệt, với lĩnh vực nông thủy sản đã góp phần ổn định chính trị – xã hội, công nghiệp hóa và hiện đại hóa Việt Nam trong 40 năm qua, đặc biệt đóng vai trò “lưới bảo vệ” cho toàn bộ nền kinh tế trong thời kỳ khủng hoảng; đặc biệt là trong đại dịch COVID-19, thông qua việc phân phối lương thực cho người dân, ổn định giá tiêu dùng, mang lại việc làm thay thế và tạo doanh thu xuất khẩu.
Mặc dù vậy, lĩnh vực này hiện đang đối mặt với những cơ hội và thách thức mới. Trong khi hội nhập quốc tế và xu hướng tiêu dùng thay đổi đã mở ra thị trường trong nước, khu vực và quốc tế, ngày càng có nhiều lo ngại vấn đề đạo đức trong sản xuất thực phẩm, an toàn và nguồn gốc thực phẩm; Hạn chế về tài nguyên thiên nhiên, tăng chi phí lao động và đầu tư vốn thấp; Biến đổi khí hậu và những hệ lụy từ môi trường.
Do đó, thông qua việc tìm kiếm những sáng kiến, giải pháp góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp ngành nông thủy sản vượt qua các thách thức của đại dịch, của thị trường cũng như những yếu kém nội tại của ngành, chương trình Boost with Facebook sẽ giúp doanh nghiệp tăng cường kĩ năng số, tiếp cận thị trường mới, khách hàng mới, học hỏi các kỹ năng kinh doanh thực tế và có được những cơ hội để xây dựng một doanh nghiệp phát triển và bền vững.
Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội để các nhà hoạch định chính sách, chính quyền địa phương, các chuyên gia, các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp và cộng đồng doanh nghiệp thành phố Cần Thơ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long cùng thảo luận và đưa ra các giải pháp nhằm hỗ trợ thúc đẩy liên kết, phát triển ngành nông thủy sản trong nền kinh tế số.
Có thể bạn quan tâm
Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nông thủy sản trong nền kinh tế số
10:57, 22/12/2021
Thủy sản gặp khó vì “bó” kiểm dịch: VASEP thỉnh nguyện lên Chính phủ
04:20, 01/12/2021
Cổ phiếu lập đỉnh mới khi thị trường xuất khẩu thủy sản phục hồi ấn tượng
11:00, 23/11/2021
Cần minh bạch về chuyển đổi hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản vùng khơi
04:00, 22/11/2021
Một số quy định về cấp phép nuôi trồng thủy sản còn chưa hợp lý
04:00, 21/11/2021