Xuất khẩu dệt may của Việt Nam có thể đạt trên 40 tỷ USD trong năm 2022
Đó là nhận định của ông Võ tân Thành – Phó chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại lễ khai mạc triển lãm Saigon Tex- Saigon Fabric 2022.
>>>Cần giải bài toán nguyên phụ liệu cho ngành dệt may
Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Võ Tân Thành – Phó chủ tịch VCCI cho biết, Dệt may là một trong những ngành sản xuất chủ lực của nền kinh tế Việt Nam, chiếm từ 12 - 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Một ngành tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, luôn giữ vai trò quan trọng và có những đóng góp lớn lao vào quá trình phát triển nền kinh tế dất nước.
Theo Phó chủ tịch VCCI Võ Tân Thành, trong hai năm qua, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề từ hậu quả do do đại dịch COVID-19 để lại như: đứt gãy nguồn cung nguyên liệu, thu hẹp thị trường tiêu thụ…song với sự chủ động, linh hoạt trong phương thức sản xuất, kinh doanh, ngành Dệt may Việt Nam đã từng bước vượt qua khó khăn và đạt được những thành tích đáng kể.
“Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam năm 2021 đạt kim ngạch 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020 và tăng 0,3% so với năm 2019. Thị phần xuất khẩu dệt may của Việt Nam đã vượt qua Bangladesh, vươn lên vị trí thứ hai thế giới và được nhiều tổ chức quốc tế đánh giá ở vị trí cao nhất trong cơ hội phục hồi năm 2022”, Phó chủ tịch VCCI Võ Tân Thành cho biết.
Cũng theo ông Võ Tân Thành, xuất khẩu dệt may 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt khoảng 22 tỷ USD, tăng trưởng 23% so với cùng kỳ. Đây là con số ấn tượng đối với ngành dệt may trong bối cảnh vừa trải qua giai đoạn khó khăn do dịch COVID-19. Mặc dù vẫn còn nhiều thách thức phía trước như tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, giá cả nguyên vật liệu, chi phí vận tải tăng cao, nguồn nhân lực chưa thực sự ổn định…
“Tuy nhiên, với sự quyết tâm và việc áp dụng những chiến lược đúng đắn nhằm khắc phục khó khăn, tận dụng những lợi thế, cơ hội, chúng ta tin tưởng ngành Dệt may sẽ tiếp tục phát triển để đạt được mục tiêu xuất khẩu trên 40 tỷ USD cho năm 2022”, Phó chủ tịch VCCI Võ Tân Thành đánh giá.
>>>Xu thế “xanh hóa” ngành dệt may
Ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) cho biết, ngành dệt may Việt Nam đã trải qua những thăng trầm của năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đã đạt 22 tỷ USD. Mục tiêu, năm 2022 toàn ngành sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu từ 42 – 43 tỷ USD. Do đó, tại triển lãm lần này, ngành dệt may đặt ra 5 mục tiêu lớn.
Thứ nhất. tạo ra một luồng thông tin mới nhất chop thiết bị, công nghệ, đặc biệt là quản trị số cho các doanh nghiệp của ngành dệt may Việt Nam.
Thứ hai là tạo một sân chơi liên kết chuỗi cho các doanh nghiệp sản xuất thiết bị, công nghệ, nguyên phụ liệu đến các nhà sản xuất may mặc đáp ứng yêu cầu giảm phụ thuộc vào nguồn cung thiếu hụt.
Thứ ba, đêy cũng là một cơ hội để ngành dệt may Việt Nam, Hiệp hội dệt may Việt Nam kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước đầu tư vào phần cung thiếu hụt, đặc biệt là vải và các sản phẩm vải dệt thoi, dệt kim để giảm bớt nhập khẩu nguyên liệu của ngành dệt may Việt Nam trong thời gian tới.
Thứ tư, Việt Nam đã có 15 FTA đã có hiệu lực trong thời gian qua đã tạo ra một sân chơi có tính toàn cầu cho các doanh nghiệp đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa các mặt hàng và tạo ra động lực để xây dựng nền tảng phát triển cho các thị trường rộng từ các Hiệp định thương mại.
Thứ năm, thực hiên chương trình phát triển xanh hóa ngành dệt may Việt Nam, phát triển bền vững, tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo. Đặc biệt là năng lượng mặt trời áp mái, nhằm tạo ra một giải pháp phát triển bền vững cho các nhãn hàng khi đặt các đơn hàng cho thị trường Việt Nam. Đây là một trong những giải pháp, ngành dệt may Việt Nam phấn đấu trong tầm nhìn 2025 – 2030.
Có thể bạn quan tâm
Cần giải bài toán nguyên phụ liệu cho ngành dệt may
03:00, 06/06/2022
Xu thế “xanh hóa” ngành dệt may
11:00, 23/03/2022
Ngành dệt may "minh chứng” cho sức sống mãnh liệt của doanh nghiệp Việt Nam
15:21, 08/02/2022
“Vực” ngành dệt may, da giày sau “bão” dịch
03:30, 29/01/2022
Triển vọng ngành dệt may năm 2022
04:00, 10/01/2022