Doanh nghiệp Đăk Lăk kiến nghị nhiều vấn đề liên quan đến Nghị quyết 09

MAI CHIẾN 11/09/2022 04:20

Đoàn công tác của Ban chỉ đạo Trung ương về thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/12/2011 đã có buổi làm việc với các hiệp hội doanh nghiệp và các doanh nhân tiêu biểu Đăk Lăk.

>>Đoàn công tác Ban chỉ đạo Trung ương khảo sát việc thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TW tại Đắk Lắk

Tại buổi làm việc, ông Phạm Tấn Công – Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Phó Ban thường trực Ban Chỉ đạo TW đã gợi ý những vấn đề còn tồn tại, hạn chế để nhằm hiểu rõ, Đảng và Nhà nước kịp thời đưa ra chính sách tháo gỡ.

Bên cạnh đó, ông Đỗ Ngọc An – Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Trưởng Ban chỉ đạo đã thông tin chung tình hình phát triển doanh nghiệp của cả nước trong 10 năm qua. Với sự nỗ lực chung của cả nước, con số thống kê đến nay hiện cả nước  có hơn 900.000 doanh nghiệp đang hoạt động, khoảng 15,3 nghìn HTX và khoảng 5,6 triệu hộ kinh doanh (1,6 triệu hộ kinh doanh có mã số thuế).

Đoàn công tác tham khảo ý kiến của doanh nghiệp địa phương.

Đoàn công tác tham khảo ý kiến của doanh nghiệp địa phương.

Nếu chỉ tính các hộ kinh doanh có mã số thuế, đội ngũ doanh nhân cả nước đến nay đã có gần 4 triệu doanh nhân, còn nếu xét cả các hộ kinh doanh không có mã số thuế, chúng ta đã có hơn 7 triệu doanh nhân. Việt Nam đã có 124 doanh nghiệp, với 283 sản phẩm là thương hiệu quốc gia, một số thương hiệu gây được tiếng vang và khẳng định giá trị thương hiệu trên thị trường khu vực và thế giới. Doanh nghiệp và doanh nhân đã đóng góp tích cực cho việc phát triển kinh tế trong nước, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Đa số doanh nghiệp thừa nhận Ngị quyết 09-NQ/TW ngày 9/12/2011 đang mang lại một sức bật mới trong cộng đồng doanh nghiệp trong cả nước nhiều năm qua. Ý kiến này đã được cồng đồng quản lý Nhà nước, đại diện các hiệp hội doanh nghiệp và gần 30 doanh nhân tiêu biểu trong tình đồng tình. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi, thì doanh nhân doanh nghiệp cũng gặp không ít những khó khăn.

Đại điện Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Đăk Lawk

Đại điện Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Đăk Lăk kiến nghị tiếp tục cải cách, đơn giản hóa các thủ tục hành chính để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Đại diện cho Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Đăk Lăk, ông Dương Thanh Tương nêu những ý kiến, đề xuất đến Chính phủ, Tinh Đắk Lắk, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều chỉnh, bổ sung điều chỉnh hoặc ban hành các chính sách phù hợp cho doanh nghiệp, doanh nhân trong tình hình hiện nay như: Một là tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm phù hợp tạo dựng môi trường pháp lý thông thoáng, minh bạch, bình đẳng cho các thành phần kinh tế để họ yên tâm đầu tư, sản xuất kinh doanh.  Hai là xây dựng chính sách, có các giải pháp thật sự mạnh dạn cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tạo bước đột phá để tăng cường thu hút đầu tư. Ba là kéo dài thời gian các chính sách về thuế như miễn, giảm, giãn, hoãn, khoanh thuế cho doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực bị ảnh hưởng trầm trọng bởi dịch bệnh trong thời gian qua.

Bốn là tiếp tục cải cách, đơn giản hóa các thủ tục hành chính để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Năm là công khai, minh bạch các cơ chế, chính sách, quy hoạch của Nhà nước, của tỉnh bằng nhiều hình thức khác nhau để doanh nghiệp có thông tin tiếp cận hiệu quả hơn. Sáu là công tác chuyển đổi số cần có gói hỗ trợ đủ mạnh từ Nhà nước để Trung tâm chuyển đổi số của Hiệp hội có điều kiện giúp cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Bảy là đề nghị nâng cấp tuyến giao thông trên Quốc lộ 14 từ Thành phố Buôn Ma Thuột đến TP Hồ Chí Minh.

ông Nguyễn Đăng Phong – Giám đốc Công ty cơ khí Đăng Phong

Ông Nguyễn Đăng Phong – Giám đốc Công ty cơ khí Đăng Phong cho hay Tây Nguyên thiếu điều kiện để phát triển cơ khí, kĩ thuật công nghệ cao.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Đăng Phong – Giám đốc Công ty cơ khí Đăng Phong cũng nêu lên những trăn trở cho nông nghiệp, ngành cơ khí tỉnh nhà khi ông thẳng thắn nhận định: “Ngành nông nghiệp Đăk Lăk rất phát triển nhưng công gnhieepj phụ trợ lại không đi đôi. Các vùng khác phát triển ngành phụ trợ cao hơn như Thanh Hóa, Nghệ An và họ dễ dàng làm được sản phẩm chế biến sâu cao hơn. Vì vậy Nông nghiệp Đăk Lăk nói riêng và Tây Nguyên nói chung cần phát triển ngành công nghiệp phụ trợ ở các vùng lân cận. Còn về cơ khí thì hiện nay cơ khí Tây Nguyên thiếu điều kiện để phát triển cơ khí, kĩ thuật công nghệ cao. Thiếu vốn và nhân lực. Đây cũng là tình trạng chung”.

Ngoài ra, bà Nguyễn Thị Ngọc Anh, Chủ nhiệm CLB nữ doanh nhân tỉnh, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty Cổ phần du lịch cộng đồng Kotam cho hay: “nhiều vấn đề vướng như truy xuất nguồn gốc của hạt cà phê. Nếu người dân mang đến bán mà yêu cầu họ cung cấp số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân để làm C/O xuất đi nước ngoài là người dân từ chối ngay.

“Nếu không mua thì họ đêm đến điểm thu mua, đại lý khác. Mà nếu không có cái này thì ngành thuế không chịu vấn đề kê khai hàng đầu vào của doanh nghiệp. Giảm thuế giá trị gia tăng trong những dịp lễ, tết để người dân được hưởng dịch vụ một cách chu đáo hơn....”, bà Anh nói.

Đoàn khảo sát Trung Ương tham quan và làm việc trực tiếp với nhà máy, doanh nghiệp.

Đoàn khảo sát Trung Ương tham quan và làm việc trực tiếp với nhà máy, doanh nghiệp.

Một số ý kiến khác cũng ghi nhận sự đóng góp của doanh nghiệp, hiệp hội về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Sản xuất nông nghiệp ở quy mô nhỏ lẻ còn nhiều, thiếu các nhà đầu tư có tiềm lực để hỗ trợ, giải quyết vấn đề liên kết trong phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao trong nội tỉnh và liên kết với cả vùng Tây Nguyên. Bên cạnh đó nông nghiệp công nghệ cao cũng đang có những thách thức về sự cạnh tranh của thị trường nông sản cả trong và ngoài nước rất khốc liệt.

Xây dựng nền nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao là một quá trình lâu dài, nên tỉnh cần có những giải pháp chiến lược mang tính bền vững gắn với sự phát triển kinh tế của tỉnh cũng như nâng cao đời sống nhân dân.... Cần chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vùng, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm. Có giải pháp về xây dựng và phát triển thương hiệu, với việc xây dựng thương hiệu của từng sản phẩm để bảo hộ và nâng cao giá trị gia tăng cùng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.

Sau khi tham quan thực tế tại doanh nghiệp, ông Phạm Tấn Công – Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Phó Ban thường trực Ban Chỉ đạo TW mong muốn các doanh nghiệp địa phương tiếp tục phát huy những điều đã đạt được, cùng nhau hợp tác, cùng nhau phát triển. Mong tỉnh Đăk Lăk sẽ có nhiều doanh nghiệp như Công ty An Thái hơn nữa, khia thác thế mạnh của địa phương, chế biến sản phẩm nông nghiệp sâu hơn, cao hơn nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp.

Đảm bảo chế độ cho người lao động, người dân tộc thiểu số, để làm sao Nghị quyết 09 đi vào cuộc sống hơn nữa và thực chất hơn. Còn những để hạn chế, được được nêu thì sẽ được tổng hợp, biên tập để trình Chính phủ để có những giải pháp, hoạt động mới giúp nâng cao năng lực và sức cạnh tranh của doanh nghiệp hơn nữa, nhất là trong hội nhập quốc tế.

Có thể bạn quan tâm

  • Đắk Lắk: Nhân rộng mô hình phát triển bền vững gắn với nông nghiệp tái sinh

    Đắk Lắk: Nhân rộng mô hình phát triển bền vững gắn với nông nghiệp tái sinh

    00:57, 16/08/2022

  • Chàng trai Đắk Lắk khởi nghiệp thành công từ nông sản

    Chàng trai Đắk Lắk khởi nghiệp thành công từ nông sản

    02:27, 13/07/2022

  • Khởi tố, bắt tạm giam giám đốc CDC Đắk Lắk liên quan Việt Á

    Khởi tố, bắt tạm giam giám đốc CDC Đắk Lắk liên quan Việt Á

    12:00, 27/05/2022

MAI CHIẾN