Thời gian qua tại tỉnh Đắk Lắk nhiều hộ nông dân đã áp dụng mô hình phát triển bền vững gắn với nông nghiệp tái sinh đã gặt hái được những kết quả ban đầu.
Vậy để nhân rộng mô hình này cần có những cách thức và phương pháp triển khai nào hữu hiệu?
Hợp tác Phát triển Bền vững với 4 mục tiêu phát triển
Lấy nông dân làm chủ đạo
Theo các chuyên gia, một trong những điều quan trọng nhất mà các doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững gắn với nông nghiệp tái sinh. Đây là một sáng kiến có tiềm năng lớn giúp giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, hỗ trợ cộng đồng và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Nông nghiệp tái sinh nhằm mục đích bảo tồn và khôi phục đất nông nghiệp, hệ sinh thái và các tài nguyên quan trọng của nó bao gồm đất, đa dạng sinh học và nước, mang lại lợi ích cho nông dân, môi trường và xã hội nói chung. Những lợi ích này bao gồm thu giữ carbon trong đất và sinh khối thực vật; cải thiện sức khỏe và độ phì nhiêu của đất; giảm sử dụng hóa chất nông nghiệp và giảm phát thải ròng khí nhà kính.
Do đó, nông nghiệp tái sinh cũng nhằm mục đích giảm sự phụ thuộc của nông dân vào các yếu tố đầu vào của nông nghiệp, cải thiện khả năng chống chịu của đất nông nghiệp đối với biến đổi khí hậu và mang lại lợi ích cho sinh kế của nông dân. Mô hình này thời gian qua đã được triển khai và áp dụng tại ĐắcLak và gặt hái được những thành công ban đầu.
Ông Hoàng Văn Son, thôn 14 xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk là ví dụ điển hình trong áp dụng mô hình nông nghiệp tái sinh trong sản xuất cây cà phê. Là trưởng nhóm của 70 nông hộ tham gia vào chương trình phát triển nông nghiệp tái sinh. Ông Son cho biết, trước đây, canh tác theo tập quán nên sản lượng của các nông hộ chỉ đạt được từ 2-2,5 tấn/ha, lợi nhuận thu được còn khiêm tốn.
Giờ sản lượng đã tăng từ 3-3,5 tấn/ha. Nếu chỉ trồng cà-phê, doanh thu giỏi lắm mỗi nông dân chỉ đạt 60-65 triệu đồng/ha. Nay nhờ trồng xen canh với cây điều và sầu riêng mà lợi nhuận tăng đáng kể, đạt mức 200-250 triệu đồng/ha. Áp dụng mô hình nông nghiệp tái sinh chuyển sang dùng phân bón vi sinh, chi phí sản xuất của mỗi hộ nông dân giảm từ 1,5-1,8 triệu đồng/ha.
Các chuyên gia của Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá điều quan trọng nhất là người nông dân được đặt vào vị trí trung tâm. Chính họ là những người quản lý các nguồn lực và đưa ra quyết định về các hoạt động phù hợp hoàn cảnh cụ thể của chính mình. Điều này góp phần hình thành thế hệ nông dân sẵn sàng thực hành canh tác mới và ứng dụng số hóa trong quản lý nông hộ. Rõ ràng, hợp tác với nông dân và các bên liên quan khác là chìa khóa cho một quá trình chuyển đổi công bằng,
Tại Nestle’ Việt Nam, mô hình nông nghiệp tái sinh toàn diện ngay từ đầu đã được Tập đoàn xác định rõ ba nguồn lực chính của bất kỳ hệ thống nông nghiệp nào. Đó là đất, nước và đa dạng sinh học. Đây chính là trọng tâm của các nỗ lực khôi phục toàn diện. Các hành động ưu tiên là sử dụng các hệ thống sản xuất đa dạng hơn, tích hợp chăn nuôi và hoạt động dựa trên tình hình thực tế, được hỗ trợ bởi các nguyên tắc nông học dựa trên cơ sở khoa học.
Việc kết hợp chăn nuôi mang lại cơ hội cải thiện chu trình dinh dưỡng và tối ưu hóa lợi nhuận trên đất và sinh khối, đồng thời giảm thiểu tác động đến môi trường.Quan trọng nhất trong mô hình này đó là nông dân phải là trung tâm của mô hình. Nông dân là những người quản lý các nguồn lực và đưa ra quyết định về các hoạt động phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương.
Lồng ghép để đạt hiệu quả cao
Tại Việt Nam, nông nghiệp tái sinh được Nestlé lồng ghép và thực hiện trong khuôn khổ Chương trình NESCAFÉ Plan Nông nghiệp tái sinh và đạt được các kết quả đáng khích lệ. Theo đó, hơn 21.000 nông hộ đã tuân thủ theo tiêu chuẩn 4C và mỗi năm có hơn 15.000 nông dân tại các tỉnh Tây Nguyên tích cực tham gia thông qua chương trình Phân phát cây giống từ nguồn của Viện Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (2011-2022).
Cũng nhờ đầu tư nông nghiệp tái sinh mà giảm 40%-60% lượng nước tiêu thụ trong tưới tiêu và tối ưu hóa 20% việc sử dụng phân bón bằng cách đưa vào sản xuất phân compost làm từ vỏ và bã cà-phê. Giai đoạn 2011-2022, có 63 triệu cây giống kháng rỉ sắt và năng suất cao được sản xuất và phân phát, giúp tái canh hơn 63 nghìn ha cà-phê già cỗi. Năng suất trang trại tăng cao hơn đáng kể so với mức trung bình (trung bình 3,2 tấn/ha so với 2,8 tấn/ha bình quân)…
Ông Khuất Quang Hưng-Giám đốc đối ngoại của Tập đoàn Nestle' VN cho biết, một trong những điều quan trọng nhất mà các doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững gắn với nông nghiệp tái sinh - một sáng kiến có tiềm năng lớn giúp giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, hỗ trợ cộng đồng và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tại Việt Nam, nông nghiệp tái sinh được chúng tôi lồng ghép và thực hiện trong khuôn khổ Chương trình NESCAFÉ Plan.
Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững, và các cam kết quốc tế như Việt Nam cần phải có những nỗ lực rất lớn, không chỉ từ phía Chính phủ, mà cả khối tư nhân gồm các doanh nghiệp, người sản xuất-nông dân trực tiếp cùng tham gia thực hiện ở các quy mô khác nhau cùng phát triển một nền nông nghiệp xanh, carbon thấp và bền vững.
Để hiện thực những cam kết quốc tế, tháng 1/2022, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050". Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang triển khai xây dựng Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050.
Tuy nhiên, theo góc độ của các chuyên gia, mục tiêu đặt ra nhiều thách thức và sẽ khó về đích nếu thiếu đi những nỗ lực rất lớn để khơi thông nguồn lực đầu tư của toàn xã hội vào việc xây dựng một nền nông nghiệp tái sinh thích ứng biến đổi khí hậu tại Việt Nam.
Có thể nói, để thực hiện kế hoạch phát triển bền vững gắn với nông nghiệp tái sinh cần huy động mọi nguồn lực và các thành phần kinh tế tham gia, nhất là khối tư nhân, trong đó Nhà nước ưu tiên bố trí nguồn lực từ ngân sách, kêu gọi hỗ trợ quốc tế và huy động các nguồn lực từ khối tư nhân và nguồn xã hội...
Có thể bạn quan tâm