Đưa tiếng nói doanh nghiệp vào chính sách

DIỆU HOA thực hiện 22/05/2023 03:02

Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đang được trình Quốc hội và dự kiến lấy ý kiến lần 2 cho dự luật này. VCCI là một trong những đầu mối quan trọng đưa tiếng nói của doanh nghiệp vào dự thảo này.

>>>VCCI - Hành trình 60 năm vì Doanh nghiệp vững mạnh, Quốc gia thịnh vượng

>>> Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Kiến nghị bổ sung đất cho chăn nuôi

Đây là chia sẻ của ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư bất động sản Toàn Cầu (GP. Invest) với DĐDN trước thời điểm Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi được thông qua tại kỳ họp Quốc hội lần này.

Theo tiến trình Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được mang ra bàn thảo tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV diễn ra vào ngày 22/5.

- Theo ông đâu là những vấn đề trọng tâm mà doanh nghiệp mong muốn được giải quyết, tại Dự thảo?

Dự Luật Đất đai là một trong những luật trọng tâm, cốt lõi tác động đến hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản, và đây cũng là luật có nhiều quy định vướng mắc khiến doanh nghiệp gặp khó trong thủ tục đầu tư.

Ngay GP Invest, có một dự án 8 năm nay vẫn ở tình trạng “xôi đỗ”, chưa thể giải phóng mặt bằng xong để làm dự án. Doanh nghiệp đang rất mong chờ những sửa đổi nhằm khơi thông pháp lý, tạo nguồn cung mới cho thị trường.

Điều đầu tiên, chúng tôi cảm nhận rõ sự cố gắng của Ban soạn thảo trong việc tiếp thu các ý kiến đóng góp, đã có khá nhiều thay đổi. Tuy nhiên, vẫn còn một số bất cập với quy định về thu hồi đất cho “dự án đô thị sử dụng các loại đất không phải là đất ở”.

Luật chưa làm rõ quy định các dự án “đất khác” trong các đô thị - vậy khi di dời hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất ở, chủ sử dụng đất đó có được làm chủ đầu tư không? Hay đối với các dự án đang triển khai trước khi Luật này có hiệu lực sẽ được thực hiện theo phương án bồi thường hỗ trợ đã được phê duyệt trước đó thì thực hiện như thế nào?
Với bảng giá đất, giá đất cụ thể, dữ liệu công bố, cập nhật giao dịch như vậy hiện tại là chưa có khả năng thực hiện được. Nếu quy định này thông qua và bắt buộc phải thực hiện, nhưng thực tế lại chưa đáp ứng và không thể triển khai được được thì sẽ gây ra rất nhiều khó khăn, thậm chí là ách tắc. Nên chăng quy định này phải có lộ trình cụ thể, từng bước một để phù hợp với điều kiện thực tế.

- Cũng liên quan đến thủ tục đầu tư, Dự thảo Luật vừa qua đã bổ sung quy định sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thông qua việc thỏa thuận về quyền sử dụng đất, ông có đánh giá như thế nào?

 Hội thảo góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) do VCCI phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức.

Hội thảo góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) do VCCI phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức.

Đây là điểm đặc biệt, lần đầu tiên quy định này được đưa ra và có thể sẽ giúp tháo gỡ một phần nào khó khăn về thủ tục hành chính khi thực hiện các dự án đầu tư (không có thủ tục thu hồi, giao đất, cho thuê đất như hiện tại).

Tuy nhiên, vẫn tồn tại thực trạng ở một số dự án đang triển khai nhưng chỉ có có các loại đất khác (không có đất ở), nếu theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 128 thì các dự án đó không thể chuyển đổi mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án do không có một phần đất ở như quy định.

Vì vậy, theo chúng tôi, nếu dự án phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt nên cho phép được chuyển mục đích mà không cần có đất ở hay không.

Ngoài ra, với chuyển mục đích sử dụng đất, nên bổ sung thêm trường hợp là chuyển từ đất nông nghiệp sang đất ở để quy định được đầy đủ, rõ ràng. Vì việc chuyển mục đích sử dụng đối với hình thức này cũng khá phổ biến và trên thực tế có nhiều khó khăn do nhiều quy định chồng chéo, không rõ ràng, gây khó khăn cho thực tiễn áp dụng.

- Thời gian qua, VCCI cũng đã tổng hợp các ý kiến góp ý của doanh nghiệp về thể chế, chính sách, đặc biệt liên quan đến đất đai. Ông kì vọng ra sao về việc góp ý sửa đổi, hoàn thiện các luật hiện hành thông qua đầu mối đại diện như VCCI?

Hiện nay, hiện nay hệ thống luật pháp của nước ta còn khá chồng chéo. Một dự án bất động sản liên quan tới hàng chục luật cùng có tác động chi phối.

>>> Sửa Luật Đất đai: Tài chính và định giá đất là "nguyên nhân của mọi nguyên nhân"

Câu hỏi doanh nghiệp sẽ tuân thủ thế nào trong bối cảnh này là nỗi khổ của nhà thầu xây dựng và doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, mà các doanh nghiệp ngành khác cũng phải nếm trải.

Thời gian qua, VCCI đã tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia để kiến nghị với Quốc hội và Chính phủ rà soát lại các Luật, tổ chức các hội thảo, diễn đàn, góp ý chính sách là một việc rất đáng trân trọng và nên làm.

Qua đó, vai trò của VCCI ngày càng được khẳng định và đề cao vai trò kiến nghị các cấp có thẩm quyền trong cải cách hành chính, bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cũng kỳ vọng VCCI sẽ tăng cường hơn nữa tiếng nói của doanh nghiệp trong việc giám sát và thực hiện tái cơ cấu kinh tế, xây dựng thể chế, chính sách thúc đẩy cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

-Xin cảm ơn ông!

Có thể bạn quan tâm

  • VCCI đã có những đóng góp quan trọng cho doanh nghiệp phát triển bền vững

    VCCI đã có những đóng góp quan trọng cho doanh nghiệp phát triển bền vững

    12:19, 16/05/2023

  • VCCI đào tạo Marketing 4.0 thực chiến cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa

    VCCI đào tạo Marketing 4.0 thực chiến cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa

    14:01, 16/05/2023

  • Kỳ vọng vai trò kết nối trong góp ý chính sách của VCCI

    Kỳ vọng vai trò kết nối trong góp ý chính sách của VCCI

    01:52, 11/05/2023

  • Doanh nghiệp hưởng lợi từ sáng kiến của VCCI

    Doanh nghiệp hưởng lợi từ sáng kiến của VCCI

    04:14, 03/05/2023

  • VCCI: Đồng hành, “kiến tạo” cơ chế phát triển

    VCCI: Đồng hành, “kiến tạo” cơ chế phát triển

    02:15, 03/05/2023

  • VCCI quyết tâm thực hiện thắng lợi sứ mệnh xây dựng doanh nghiệp vững mạnh, quốc gia thịnh vượng

    VCCI quyết tâm thực hiện thắng lợi sứ mệnh xây dựng doanh nghiệp vững mạnh, quốc gia thịnh vượng

    14:18, 27/04/2023


DIỆU HOA thực hiện