Thúc đẩy hơn nữa hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Malaysia
Việt Nam và Malaysia vẫn còn nhiều tiềm năng và dư địa phát triển trong những năm tới.
>>VCCI ký kết biên bản ghi nhớ với Phòng Thương mại Malaysia
Quan hệ thương mại Việt Nam và Malaysia phát triển tốt đẹp, đặc biệt từ khi hai nước thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược vào tháng 8/2015. Năm 2022, thương mại song phương lập kỷ lục 14,7 tỷ USD. Tính riêng 6 tháng đầu năm 2023, trao đổi thương mại giữa hai nước đạt 6,07 tỷ USD, bằng 41,3% của cả năm 2022.
Tuy nhiên, hai nước vẫn còn rất nhiều tiềm năng để khai thác, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại và đầu tư để đạt mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỉ USD vào năm 2025 theo hướng cân bằng hơn.
Phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Malaysia, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết, cả hai quốc gia sẽ tiếp nối và thúc đẩy những động lực kinh tế-thương mại tích cực đã đạt được để thúc đẩy hơn nữa thương mại song phương.
Cụ thể, Thủ tướng Malaysia cho biết, Biên bản ghi nhớ giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Quốc gia Malaysia (NCCIM) và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa được ký kết chiều 20/7 chính là biểu hiện thiết thực của nỗ lực kết nối hơn nữa cộng đồng doanh nghiệp hai nước, bao gồm các hoạt động xúc tiến thương mại, trao đổi thông tin về chính sách, đầu tư...
Bên cạnh đó, Thủ tướng Anwar Ibrahim cũng nhấn mạnh cam kết của Malaysia trong việc thúc đẩy các chương trình tăng trưởng kinh tế xanh, bền vững, thân thiện với môi trường; đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp Malaysia trong các lĩnh vực này.
"Bằng cách áp dụng các nguyên tắc thương mại bền vững, các hợp tác của doanh nghiệp Việt Nam và Malaysia sẽ là động lực nâng cao an sinh xã hội và mức sống cho người dân hai nước", Thủ tướng Malaysia nói.
Thủ tướng Malaysia cũng kỳ vọng, Chính phủ Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể cho các doanh nghiệp Malaysia mở rộng đầu tư. Thông qua các nỗ lực tăng cường hợp tác, liên doanh và chia sẻ kinh nghiệm, tầm nhìn, hai nước có thể khai thác toàn bộ tiềm năng của hai nền kinh tế và thúc đẩy mạnh mẽ các cơ chế hợp tác đôi bên cùng có lợi.
>>Đẩy mạnh xúc tiến du lịch giữa Việt Nam và Malaysia
Về phía góc độ hợp tác doanh nghiệp, trao đổi tại Diễn đàn, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Nguyễn Quang Vinh cũng cho rằng, các chính sách và chương trình xây dựng năng lực mở rộng công bằng là rất cần thiết để thúc đẩy thương mại song phương.
Theo đó, Phó Chủ tịch VCCI cũng gợi ý, hai bên có thể tăng cường hợp tác trong các khía cạnh như cải thiện khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ (MSMEs), bao gồm hỗ trợ Khuôn khổ Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) cho MSMEs.
Đồng thời, thúc đẩy tính bền vững của môi trường và giải quyết biến đổi khí hậu đòi hỏi sự hợp tác mạnh mẽ giữa chính phủ và doanh nghiệp, thương mại và đầu tư vào năng lượng tái tạo; Tăng khả năng tiếp cận thị trường, công nghệ và vốn, cũng như hợp lý hóa các quy định, sẽ mở rộng cơ hội kinh tế.
Phó Chủ tịch VCCI cũng tin tưởng: "Nếu Chính phủ chung tay với khu vực tư nhân, chúng ta sẽ tìm ra những cách tốt nhất để phục hồi kinh tế, thương mại Việt Nam và Malaysia cân bằng hơn, phục hồi sản xuất kinh doanh, thúc đẩy thương mại và đầu tư, kết nối lại các chuỗi cung ứng hướng tới phát triển bền vững và bao trùm".
Nhấn mạnh thêm về các cơ hội hợp tác tiềm năng giữa doanh nghiệp hai nước, Bộ trưởng Bộ Đầu tư, Thương mại và Công nghiệp Malaysia Tengku Datuk Seri Utama Zafrul khẳng định, bên cạnh cùng là thành viên ASEAN, tham gia đầy đủ các hiệp định liên quan đến kinh tế ASEAN, Malaysia và Việt Nam còn là thành viên của các hiệp định thương mại tự do quan trọng như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ tạo động lực to lớn cho các nỗ lực phục hồi kinh tế.
Đặc biệt, ông Zafrul đánh giá, hợp tác trong lĩnh vực sản phẩm Halal là một lĩnh vực có tiềm năng lớn. Thời gian qua, Malaysia đã khẳng định vị thế là trung tâm Halal hàng đầu thế giới. Các doanh nghiệp Malaysia có nhiều thế mạnh và kinh nghiệm trong lĩnh vực như cung cấp chứng chỉ Halal, đào tạo quy trình sản xuất, liên kết chuỗi…Bộ trưởng Bộ Đầu tư, Thương mại và Công nghiệp Malaysia Tengku Datuk Seri Utama Zafrul
Chính vì vậy, Bộ trưởng Malaysia cho biết, dự kiến nhu cầu sử dụng tiêu chuẩn Halal sẽ nhiều hơn khi khách du lịch Malaysia đến làm việc tại Việt Nam. Việc hợp tác giữa cộng đồng doanh nghiệp hai nước sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam trong xây dựng tiêu chuẩn Halal đối với các mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh như nông sản, thủy - hải sản và các mặt hàng xuất khẩu khác. Từ đó có thể dễ dàng thâm nhập vào các thị trường Hồi giáo lớn trên thế giới.
Có thể bạn quan tâm
VCCI ký kết biên bản ghi nhớ với Phòng Thương mại Malaysia
19:51, 20/07/2023
Đẩy mạnh xúc tiến du lịch giữa Việt Nam và Malaysia
00:30, 25/03/2023
Startup WhiteCoat muốn mở rộng sang thị trường Việt Nam, Indornesia và Malaysia
01:02, 28/02/2023
TNG Digital của Malaysia huy động 168,3 triệu USD do Tập đoàn Lazada
09:18, 31/07/2022
Công ty khởi nghiệp HelloGold ngừng hoạt động bán lẻ tại Malaysia và Thái Lan
01:19, 28/01/2023