ASEAN-BAC 2023: Hiện thực hóa tầm nhìn hội nhập kinh tế ASEAN
Hội nghị thượng đỉnh Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN (ASEAN-BAC) 2023 sẽ tăng cường khuyến khích doanh nghiệp tư nhân tham gia hiện thực hóa tầm nhìn hội nhập kinh tế khu vực.
>> Vai trò của Việt Nam trong ASEAN
Ông Arsjad Rasjid, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Indonesia (KADIN), đồng thời cũng là Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ASEAN-BAC) cho biết, “ABIS 2023 sẽ tăng cường hợp tác giữa các bên liên quan, tạo điều kiện thuận lợi cho các ý tưởng tiềm năng; đồng thời tăng cường khả năng phục hồi, cũng như khả năng cạnh tranh của ASEAN”.
Ông nói thêm: “ABIS 2023 cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành môi trường kinh doanh thuận lợi ở khu vực ASEAN, tạo cơ hội cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tham gia đối thoại mang tính xây dựng với các nhà hoạch định chính sách và các bên liên quan khác”.
Hiện nay, với quy mô nền kinh tế 5.000 tỷ USD và dân số hơn 700 triệu người, đóng góp của ASEAN đối với kinh tế toàn cầu còn lớn hơn cả Liên minh châu Âu (EU) hay Mỹ… Tuy nhiên, để thật sự tận dụng được những điều này, các nước cần tăng cường đầu tư, giao thương và gia tăng kết nối để giúp ASEAN trở thành tâm điểm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp ASEAN cũng hy vọng duy trì sự đoàn kết của khối và ngăn chặn xung đột bằng cách thúc đẩy và tăng cường quan hệ đối tác kinh tế. Ông Bernardino Vega, Chủ tịch dự khuyết ASEAN-BAC, cho biết: "Chúng tôi tin tưởng chắc chắn rằng quan hệ đối tác mạnh mẽ và trách nhiệm xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự thịnh vượng trên toàn khu vực ASEAN".
Ông Vega nói thêm: "Bằng cách ghi nhận và tôn vinh một cộng đồng doanh nghiệp xuất sắc, chúng tôi mong muốn truyền cảm hứng cho những doanh nghiệp khác đóng góp nhiều hơn nữa cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững của ASEAN".
Tính đến năm 2022, thị phần thương mại toàn cầu của khối đã tăng lên 7,8% nhờ việc tham gia vào các khuôn khổ hợp tác đa phương quan trọng như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), một hiệp định thương mại tự do bao gồm ASEAN, cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.
>>ASEAN và Con đường thịnh vượng
Theo các chuyên gia nhận định, các quốc gia ASEAN có thể tận dụng các mối liên kết kinh tế để thúc đẩy hòa bình và hợp tác toàn cầu. Một trong những thành tựu đáng chú ý nhất của tổ chức này trong 56 năm qua là tránh xung đột toàn diện giữa các thành viên. Đó là một thành tích không hề nhỏ, đặc biệt là trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Đông Nam Á có tiềm năng đáng kể và cơ hội kinh doanh đầy hứa hẹn trong một số lĩnh vực như nông nghiệp và thực phẩm, chăm sóc sức khỏe, năng lượng xanh... Hơn nữa, Đông Nam Á còn sở hữu lợi thế đáng chú ý về nguồn tài nguyên năng lượng tự nhiên dồi dào, đáp ứng nhu cầu năng lượng toàn cầu.
Đáng chú ý, nền kinh tế kỹ thuật số của ASEAN được dự đoán sẽ có mức tăng trưởng đáng kể, từ 194 tỷ USD vào năm 2022 lên 330 tỷ USD vào năm 2025. “Tôi đảm bảo rằng những lợi thế của ASEAN là hữu hình và các doanh nghiệp mà chúng tôi hỗ trợ cũng đem lại triển vọng tăng trưởng rõ ràng”, Chủ tịch ASEAN-BAC 2023 Rasjid cho biết.
Vừa qua, ASEAN-BAC đã tiến hành roadshow tới các nước thành viên ASEAN và các đối tác bên ngoài khối bao gồm: Vương quốc Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Canada và Trung Quốc. Trước đó, tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 55 và các Hội nghị liên quan, phái đoàn ASEAN-BAC đã tham vấn và thảo luận với các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) về các nội dung liên quan đến 7 đột phá kế thừa về 5 vấn đề ưu tiên được Indonesia đưa ra trong nhiệm kỳ Chủ tịch lần này.
"Các cuộc tham vấn với AEM tập trung vào việc thực hiện Tầm nhìn ASEAN 2045. Chúng tôi cũng thảo luận các giải pháp thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa các nước thành viên ASEAN, cũng như với các nước đối tác ASEAN", Chủ tịch KADIN chia sẻ. Ngoài ra, các bên cũng cùng thảo luận về những sáng kiến nhằm tăng cường hội nhập kinh tế của ASEAN hướng tới một nền kinh tế khu vực mang tính toàn diện, đổi mới, kiên cường và có tính chuyển đổi thông qua Mạng lưới Kinh doanh ASEAN (ABN).
Hội nghị thượng đỉnh đầu tư kinh doanh ASEAN (ABIS) 2023 sẽ được tổ chức từ ngày 3-4/9/2023. Tham dự hội nghị gồm có các nhà lãnh đạo chính phủ, lãnh đạo doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách từ ASEAN nhằm giải quyết các thách thức kinh tế quan trọng ở khu vực.
Tổng quan các sự kiện ASEAN BAC1. [01/09] [15:00-16:00] Khai mạc tuần lễ ASEAN BAC 2. [03/09] [07:00-08:45] Ăn sáng cùng CEO BCG 3. [03/09] [09:00-09:45] Khai mạc ASEAN BIS 4. [04/09] [12:00-13:00] Phó Chủ tịch VCCI, Chủ tịch ASEAN BAC Việt Nam Nguyễn Quang Vinh báo cáo Thủ tướng về ASEAN BIS 5. [04/09] [14:30-14:45] Thủ tướng Việt Nam phát biểu tại ASEAN BIS 6. [04/09] [16:30-17:50] ASEAN BAC Việt Nam gặp ASEAN BAC Malaysia 7. [04/09] [18:30-22:00] Lễ trao giải ABA 2023 (Giải thưởng Doanh nghiệp ASEAN) 8. [05/09] [08:00-08:30] Thủ tướng Việt Nam tiếp doanh nghiệp Indonesia 9. [05/09] [09:15-10:00] Bàn tròn doanh nghiệp ASEAN-UK 2023 10. [05/09] [13:10-14:15] Thủ tướng Việt Nam tham dự AIPF 11. [05/09] [16:00-17:00] Bàn tròn ASEAN - Canada |
Có thể bạn quan tâm
VIFA ASEAN 2023: Cơ hội để các doanh nghiệp tìm kiếm đơn hàng, mở rộng thị trường
15:38, 18/08/2023
ASEAN: Tâm điểm hòa bình, hợp tác và phát triển
09:00, 08/08/2023
ASEAN và Con đường thịnh vượng
05:00, 08/08/2023
Vai trò của Việt Nam trong ASEAN
04:30, 08/08/2023
ASEAN - "điểm sáng" hiếm hoi của thế giới năm 2023
04:00, 08/08/2023
AIPA-44: Củng cố vai trò của các nghị viện ASEAN
03:30, 08/08/2023