Ngậm ngùi lời chào Auchan!
Việc không đa dạng về giá trong rổ sản phẩm, Auchan đã vô tình đánh mất đi lợi thế dân số đông hơn 90 triệu dân ở Việt Nam.
Có ý kiến cho rằng, việc Auchan rút khỏi thị trường Việt Nam là khó tránh khỏi, khi đơn vị này chỉ là địa điểm mua sắm đơn thuần. Họ đã không thu hút được lượng lớn khách vãng lai cuối tuần đến đây với mục đích vui chơi, ăn uống. Auchan đến Việt Nam vào một thời điểm kém phù hợp khi bị kẹp giữa các thương hiệu Hàn Quốc, Nhật, Thái và những thương hiệu thuần túy Việt Nam như Co.opmart, VinMart...
Có thể bạn quan tâm
Sếp Auchan tìm việc cho nhân viên: 'Tôi không là người hùng'
06:37, 30/05/2019
Auchan và cuộc chia tay nhân văn
05:00, 30/05/2019
Sếp Auchan tìm việc cho nhân viên: "Tôi không là người hùng"
11:39, 29/05/2019
Thấy gì từ sự “lụi tàn” của Auchan và hàng loạt ông lớn Đức, Pháp?
15:25, 26/05/2019
Auchan để lại bài học gì sau khi rút chân khỏi VIệt Nam?
06:00, 22/05/2019
Vì sao “gã khổng lồ” Auchan rút lui khỏi Việt Nam?
11:30, 17/05/2019
Về mặt bằng giá sản phẩm, mặt hàng bày bán tại Auchan đa phần là nhập khẩu, giá cả vì thế cũng cao hơn, phù hợp với phân khúc người tiêu dùng có khả năng chi trả lớn. Việc không đa dạng về giá trong rổ sản phẩm đã vô tình đánh mất đi lợi thế dân số đông hơn 90 triệu dân ở Việt Nam. Có thể thấy, miếng bánh bán lẻ ở Việt Nam béo bở nhưng không dành cho tất cả. Chỉ có người mua hàng hồ hởi khi hệ thống 15 siêu thị của Auchan đồng loạt xả hàng mạnh tay... trước những ngày chuẩn bị đóng cửa.
Chia sẻ về sự thất bại của Auchan tại Việt Nam, ông Nguyễn Trí Huân, Trưởng phòng Nghiên cứu và Tư vấn thị trường bất động sản Colliers Việt Nam cho rằng, Auchan chỉ mới thâm nhập vào thị trường Việt Nam từ năm 2015 và khoảng thời gian trên vẫn chưa đủ để có thể chiếm lấy thị phần, cũng như niềm tin từ người tiêu dung, nên việc đi, hay ở cũng không có ảnh hưởng nhiều tới thị trường.
Theo ông Huân, ngay từ khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam, Auchan chọn cách bắt tay với các tập đoàn bất động sản lớn để hợp tác xây dựng siêu thị ngay chính tại chung cư của chủ đầu tư, cũng như đã nhiều lần thay đổi nhận diện thương hiệu từ S.Mart thành Simply và nay là Auchan, nhưng vẫn không thay đổi được doanh thu. Mô hình kinh doanh này của Auchan là quá cũ, không còn phù hợp ở Việt Nam.
Ngoài ra, việc một tập đoàn bán lẻ nước ngoài gia nhập thị trường Việt Nam không những sẽ gặp khó khăn về việc thiết lập mối quan hệ tốt với khách hàng, bên cạnh đó còn cần có quan hệ tốt với bên phía nhà cung cấp, với chính quyền địa phương và cả cộng đồng trong và ngoài nước.
Một đại diện CBRE (công ty cung cấp các dịch vụ cho chủ bất động sản, nhà đầu tư và người sử dụng bất động sản) đánh giá, các doanh nghiệp bán lẻ trong nước cũng ngày càng lớn mạnh, nguồn vốn tăng nhanh với nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài.
Mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp không chỉ mở rộng, mà mở rộng với tốc độ cực nhanh nhằm đón đầu nguồn cầu tương lai. Vì vậy, các doanh nghiệp ngoại nếu không có chiến lược hoặc mô hình kinh doanh linh hoạt và sự thay đổi phù hợp với nhu cầu nội địa, thì sẽ rơi vào tình cảnh khó khăn.
Với đà phát triển của các hệ thống bán lẻ trong nước như hiện nay, trong tương lai, theo nhận định của CBRE, sẽ khó khăn hơn nhiều cho các đơn vị bán lẻ nước ngoài trong việc tìm kiếm mặt bằng phát triển phù hợp. Và phần lớn có thể sẽ buộc phải bắt tay với các doanh nghiệp trong nước để cùng phát triển.
“Tuy nhiên, thị trường bán lẻ Việt Nam không những giảm sức hấp dẫn, mà ngày càng hấp dẫn hơn với các yếu tố kinh tế vĩ mô tích cực cùng với sự cải thiện về chất lượng sống của người dân”, đại diện CBRE nhấn mạnh.
Vẫn theo ông Huân, với việc các doanh nghiệp trong nước chiếm đến 3/4 thị phần, thị trướng bán lẻ Việt Nam trong những năm tới dự kiến sẽ có sự cạnh tranh khốc liệt, sẽ khó khăn cho những tập đoàn bán lẻ nước ngoài muốn gia nhập vào thị trường Việt Nam.