Món Huế và cái chết được báo trước? (Kỳ I): Món nợ Món Huế
Nguyên nhân ban đầu Món Huế sụp đổ, có thể xác định do năng lực quản trị và chất lượng sản phẩm.
Thông tin trên một số diễn đàn, ước tính tổng số tiền nợ của Công ty TNHH Nhà hàng Món Huế (Món Huế) bao gồm nợ tiền hàng, lương nhân viên, tiền thuê mặt bằng... lên đến 800 tỉ đồng.
Ngày 24/10, đại diện một nhóm các nhà đầu tư lớn của Công ty Huy Việt Nam Group Limited, chủ chuỗi Món Huế, Phở Ông Hùng... đã tiến hành các thủ tục pháp lý khởi kiện ông Huy Nhật, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Công ty tại Tòa án Nhân dân TP.HCM. |
Quản trị yếu kém
Món Huế thành lập ngày 15/1/2007 và trụ sở chính tại số 7 Cao Thắng, Phương 2, Quận 3, TPHCM. TPHCM cũng là địa bàn hoạt động chủ yếu của Món Huế với số lượng nhà hàng lên tới con số 45.
Theo những thông tin mà báo chí đăng tải, trong hai năm 2017 và 2018, Công ty TNHH Nhà hàng Món Huế bắt đầu ghi nhận lỗ nặng, lỗ luỹ kế đến 31/12/2018 gần 107 tỷ đồng, vượt xa vốn điều lệ (22 tỷ đồng) và khiến công ty bị âm vốn chủ ngay từ năm 2017.
Điều rất bất ngờ là theo công bố của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia vào hồi tháng 4/2019 thì vốn điều lệ của Món Huế đã “tăng sốc” từ 22 tỷ đồng lên 657,4 tỷ đồng tương đương 28,7 triệu USD (tức tăng vốn gần 30 lần).
Chúng ta phải hình dung đó là con số đăng ký, còn số vốn thật phải có báo cáo tài chính nội bộ công bố mới biết được. Tuy nhiên, với thông tin Món Huế nợ lên đến 800 tỉ đồng, so với doanh thu và khoản lỗ như trên thì khả năng cao là tiền góp ban đầu vào Món Huế rất thấp, chỉ đủ để đầu tư cửa hàng, còn vốn lưu động vận hành thiếu hụt nghiêm trọng.
Nhiều khả năng, chủ chuỗi cũng tính tính chuyện lấy tiền doanh thu hàng ngày để quay vòng hoạt động, nhưng có lẽ tiền xoay vòng là không đủ.
Thực tế, không chỉ start-up mà cả doanh nghiệp, khi thanh khoản yếu - tức là không có khả năng trả nợ, doanh nghiệp sẽ chết. Bài học tương tự có thể nhìn thấy trong trường hợp của WeWork - một trong những startup đình đám nước Mỹ, trong khoảng 1 tuần nữa nếu không đạt được thỏa thuận bán lại 80% cổ phần cho SoftBank, WeWork sẽ cạn tiền để duy trì hoạt động ngay trong tháng 11 tới.
Chất lượng không đều
Ngoài yếu tố quản trị tài chính kém, trong chiến lược thị trường, marketing thì yếu tố quan trọng là sản phẩm. Sản phẩm của Món Huế trong chuỗi các nhà hàng thực sự không nổi bật, nhiều phản ánh tiêu cực từ khách về chất lượng không đồng đều, đây là vấn đề lớn nhất của chuỗi.
Có thể bạn quan tâm
Bê bối của Món Huế, The KAfe và chuyện thất bại của các chuỗi F&B tại Việt Nam
11:30, 25/10/2019
Món Huế và những trở lực của kinh doanh chuỗi
02:04, 25/10/2019
Món Huế đóng cửa và bài toán về sử dụng vốn đầu tư hiệu quả
14:50, 23/10/2019
Chủ nhà hàng Món Huế qua những lần gọi vốn và nỗi đau của tỉ phú từng hứa rót hàng tỉ USD vào Việt Nam
14:21, 23/10/2019
Ông chủ chuỗi nhà hàng Món Huế là ai?
14:34, 22/10/2019
Khi chuỗi mở rộng quá nhanh và năng lực quản trị không theo kịp thì chất lượng dịch vụ, chất lượng sản phẩm đi xuống. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới một cửa hàng mà khi người ta vào một cửa hàng thuộc chuỗi F&B đã không hài lòng thì các cửa hàng khác có làm tốt thì họ cũng không vào.
Hiện Huy Việt Nam (Cty Mẹ của Món Huế) với rất nhiều chuỗi như Phở Ông Hùng, Great Bánh mì & cafe, Cơm Thố Cháy, Phở 99, Iki sushi, Shilla Korean BBQ Restaurant, TP Tea và Mì Quảng Bếp Tâm... được biết hiện tại cũng đang nợ các nhà cung cấp số tiền hàng chục tỷ đồng.
Kỳ II: Bài học khi mở rộng chuỗi