Doanh nghiệp Việt sẽ được chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine COVID-19 mới?
Việt Nam đang đứng trước cơ hội nâng cao năng lực sản xuất vaccine COVID-19 theo công nghệ mới nhất hiện nay.
Hiện nay có rất nhiều cái tên được dự đoán sẽ được tiếp nhận công nghệ sản xuất vắc xin mới nhất thế giới từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Trong đó, nổi bật lên là tập đoàn Vingroup.
Theo đánh giá, đây là cái tên tiềm năng nhất hiện nay khi Vingroup đã có những bước đi cụ thể về việc đầu tư vào lĩnh vực y tế, sinh học. Bên cạnh đó, viện dữ liệu lớn VinBigData đã hợp tác với 10 tổ chức nghiên cứu hàng đầu thế giới trong lĩnh vực y khoa, sinh học phân tử...
Đáng chú ý, mẫu máy thở do do Vinsmart (thuộc Tập đoàn Vingroup) phát triển đã được cấp số đăng ký lưu hành và được sản xuất với công nghệ mới cho thấy năng lực tiếp cận những nghiên cứu công nghệ mới trong lĩnh vực y khoa của Vingoup.
Hiện, Việt Nam có 4 nhà sản xuất đang nghiên cứu vaccine phòng COVID-19 theo các hướng công nghệ khác nhau. Đây cũng là những nhà sản xuất tiềm năng khi các loại vaccine của các đơn vị này đã cho kết quả lâm sàng hiệu quả. Cụ thể, Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Dược Nanogen (Nanogen) đang tiến hành phát triển 2 loại vaccine COVID-19 gồm vaccine Sub-unit dựa trên S-protein và vaccine VLP (Virus like particles) sử dụng công nghệ protein tái tổ hợp.
Loại vaccine này đã được tiến hành thử nghiệm trên động vật và có sinh kháng thể kháng SARS-CoV-2 và đang hoàn thành những thử nghiệm lâm sàng. Bên cạnh đó, loại vaccine do Nanogen sản xuất có thể bảo quản được trong nhiệt độ tủ lạnh bình thường (2-8 độ), cũng như cho phản ứng hiệu quả chống lại những biến thể mới của virus như chủng biến thể B.1.1.7 được phát hiện tại Anh.
Ngoài ra, Công ty TNHH MTV vắc xin và sinh phẩm số 1 VABIOTECH, Viện Vaccine và sinh phẩm Nha Trang (IVAC) sử dụng công nghệ sản xuất trên trứng gà có phôi (tương tự công nghệ do IVAC đang sử dụng để sản xuất vaccine cúm mùa) và Trung tâm Nghiên cứu, sản xuất vaccine và sinh phẩm y tế (POLYVAC) sử dụng công nghệ cài đặt kháng nguyên SARS-CoV-2 trên giá thể là vi rút Sởi đã công bố dữ liệu tiền lâm sàng hiệu quả tốt.
Hiện nay, những nhà sản xuất vaccine tại Việt Nam đều có những trao đổi và hợp tác với những chuyên gia và các quỹ đầu tư nước ngoài để chủ động nâng cao chất lượng vắc xin COVID -19 bằng cách nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine từ các nước.
Trước mắt, POLYVAC đã làm việc với Quỹ đầu tư trực tiếp của Liên bang Nga về phương án, kế hoạch hợp tác phát triển vaccine phòng COVID-19 theo công nghệ sản xuất vaccine Sputnik V của Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ và Vi sinh Quốc gia Gamaleya. Đồng thời, Bộ Y tế cùng đoàn công tác sẽ tới Nhật Bản để tiến hành trao đổi, đàm phán về việc tiếp nhân công nghệ sản xuất vắc xin từ Nhật Bản.
Các chuyên gia nhận định, nếu các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp nhận chuyển giao công nghệ mRNA thành công từ hai hãng dược lớn của Mỹ là Moderna và Pfizer/BioNTech, điều này sẽ tạo bước đột phá mới trong lĩnh vực sản xuất và điều chế vắc xin; đồng thời giúp Việt Nam tiến gần hơn với các nước sản xuất vaccine COVID-19 hiện đại nhất trên thế giới.
Với tính hiệu quả cao, hiện nay, hai loại vaccine COVID-19 được sản xuất bằng công nghệ mRNA của hai hãng dược Moderna và Pfizer/BioNTech cũng đang được đánh giá là hai loại vaccine chống COVID-19 hiệu quả nhất khi tăng phản ứng của kháng thể trung hòa chống lại virus SARS-CoV-2 gốc cũng như các biến thể Anh, Nam Phi và Brazil.
Bên cạnh đó, dữ liệu từ 38.000 người Mỹ tham gia thử nghiệm cho thấy loại vaccine của Pfizer và BioNTech an toàn và không có "lo ngại về an toàn" nào. Theo văn bản Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA), loại vaccine do công ty này sản xuất đạt hiệu quả đến 95% trên nhiều nhóm đối tượng, giới tính, sắc tộc, và cả những người có bệnh nền. Vaccine gồm 2 liều tiêm của Pfizer bắt đầu có hiệu quả ngay lần đầu tiên và khả năng phòng ngừa bệnh đạt 52% giữa 2 liều tiêm.
Có thể bạn quan tâm