Brazil đã từ chối nhập khẩu vắc xin Sputnik V của Nga sau khi cáo buộc lô vắc xin của nước này nhiễm virus gây cảm lạnh thông thường.
Tuy nhiên, trước tình trạng dịch bệnh Covid-19 đang bùng nổ trên nhiều khu vực, Bộ Y tế và Bộ Ngoại giao Brazil chấp thuận ý kiến của Cơ quan Giám sát Dịch tễ Quốc gia (Anvisa) của Brazil, tiếp tục đối thoại về việc đăng ký Sputnik V, vắc xin Covid-19 của Nga.
Trước đó, các nhà khoa học tại Cơ quan Quản lý y tế Brazil (Anvisa) cho biết, họ đã xét nghiệm các mẫu tiêm nhắc và phát hiện virus véc tơ "Adenovirus 5" không hoạt động và có khả năng nhân bản một khi nhiễm vào cơ thể. Hiện tại, Anvisa chưa xét nghiệm các mẫu tiêm liều đầu tiên.
Cơ quan này phỏng đoán rằng đây là vấn đề liên quan quá trình sản xuất, được gọi là “tái kết hợp”, nghĩa là virus Adeno được làm yếu đi vẫn phát triển lại các gen cần thiết để nhân bản. Nhà virus học hàng đầu Angela Rasmussen (Mỹ) nhận định rằng phát hiện này đang đặt ra câu hỏi về tính toàn vẹn của các quy trình sản xuất.
“Đây cũng có thể là một vấn đề an toàn đối với những người có hệ miễn dịch kém hơn nếu virus cảm lạnh được sử dụng làm vật mang mầm bệnh không bị bất hoạt, dẫn đến việc bệnh nhân hầu như bị tiêm trực tiếp mầm bệnh và dễ nhiễm bệnh hơn”, ông cho biết.
Tương tự, Slovakia cũng cho biết họ lo ngại về thành phần của vắc xin Sputnik V mà họ đã nhập khẩu, nói rằng chúng không khớp với các mẫu được sử dụng trong các nghiên cứu lâm sàng
Tuy nhiên, Viện Gamaleya của Nga khẳng định lại rằng, vắc xin Sputnik V không nhiễm virus có khả năng nhân bản. Tương tự như sản phẩm của AstraZeneca và Johnson & Johnson, vắc xin Sputnik V là một loại vắc xin véc tơ, sử dụng hai vectơ adenovirus khác nhau là adenovirus loại 26 (Ad26) cho mũi đầu tiên và adenovirus loại 5 (Ad5) cho lần tiêm thứ hai.
Sự kết hợp này được cho là để ngăn ngừa mũi thứ hai vô hiệu hóa tác dụng chủng ngừa từ mũi đầu tiên và ngăn chặn một số tác dụng phụ.
Trong tiêm chủng véc tơ, các virus không nguy hiểm. Với vắc xin Sputnik V, loại véc tơ này thường gây bệnh đường hô hấp nhẹ nhưng đã được biến đổi gen để không thể tái tạo, và được chỉnh sửa để mang các chỉ dẫn DNA cho tế bào người, từ đó phát triển protein đột biến của virus SARS-CoV-2.
Sau đó, nó kích hoạt hệ thống miễn dịch của con người sản xuất ra kháng thể và tế bào để chuẩn bị cho trường hợp cơ thể nhiễm phải virus SARS-CoV-2.
Các chuyên gia nhận định, khi được sử dụng đúng cách, những vắc xin véc tơ này đáng tin cậy và ít phức tạp hơn nhiều so với vắc xin ARN vì chúng có thể được bảo quản ở nhiệt độ tủ lạnh.
Mặt khác, về nguyên tắc, có thể sử dụng hai vi rút vectơ khác nhau vì điều này mang lại hiệu quả cao hơn. Hiệu quả của các vắc xin chỉ sử dụng một vi rút vecto như AstraZeneca (76%) và J&J (85,4%), thấp hơn nhiều so với vắc xin mRNA của BioNTech-Pfizer (95%) và Moderna (94,1%).
Mặc dù vậy, một số chuyên gia quốc tế đánh giá, hiện vẫn khó xác định chính xác tính hiệu quả của vắc xin Sputnik V. Loại vắc xin này đã được phê duyệt để sử dụng ở Nga vào tháng 8 năm ngoái trước khi hoàn thành đánh giá an toàn cấp nhà nước. Thậm chí, tám tháng sau khi được Chính phủ phê duyệt, Nga vẫn chưa cung cấp dữ liệu chính quan trọng cho cơ quan kiểm nghiệm độc lập.
Cho đến nay, Cơ quan Thuốc Châu Âu (EMA) đã khởi động một cuộc đánh giá luân phiên vào đầu tháng 3 để đánh giá hiệu quả và độ an toàn của vắc xin Sputnik V từ các dữ liệu có sẵn. Nhưng để nhận được sự chấp thuận đưa vào sử dụng trên khắp EU, EMA cần quyền truy cập vào tập dữ liệu hoàn chỉnh, tuy nhiên phía Nga vẫn còn do dự.
Có thể bạn quan tâm
Khi nào trẻ em sẽ được tiêm vắc xin Covid-19?
05:08, 05/05/2021
Tạm dừng bảo hộ sáng chế vắc xin COVID-19: Cẩn trọng tránh "bẫy" ồ ạt điều chế vắc xin
06:00, 04/05/2021
CÂU CHUYỆN CUỐI TUẦN: "Hộ chiếu vắc xin" có thể xóa nhòa "sự ảm đạm" của thị trường lao động?
05:00, 01/05/2021
Mỹ tăng cường hỗ trợ vắc xin Covid-19 ra toàn cầu
10:11, 27/04/2021