“Thước đo” năng lực cạnh tranh logistics cấp tỉnh
Chỉ số năng lực cạnh tranh logistics cấp tỉnh là công cụ đắc lực để phản biện chính sách, tác động giúp chính quyền địa phương cải thiện, phát triển ngành dịch vụ logistics phục vụ kinh doanh.
>>Khởi động dự án chỉ số năng lực cạnh tranh logistics cấp tỉnh
Đây là chia sẻ của ông Lê Duy Hiệp – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) với DĐDN. Ông Hiệp cho biết, Chỉ số năng lực cạnh tranh logistics cấp tỉnh (LCI) là sáng kiến của Hiệp hội VLA. Dự án có sự tham gia của các đơn vị nghiên cứu gồm Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics Việt Nam (VLI) và Dream Incubator (DI).
- Thưa ông, LCI được kỳ vọng sẽ hữu ích cũng như có tác động như thế nào đến các nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo các Bộ ngành liên quan và lãnh đạo các địa phương?
LCI sẽ tìm hiểu và lý giải vì sao có sự khác biệt, chênh lệch giữa các tỉnh, thành phố của Việt Nam trong phát triển logistics phục vụ kinh doanh, xuất nhập khẩu. Chính vì thế, những đánh giá từ Kết quả Chỉ số LCI sẽ có những tác động và đóng góp quan trọng cho các địa phương cũng như cộng đồng doanh nghiệp.
LCI là công cụ đắc lực để phản biện chính sách – một trong bốn trụ cột xây dựng nên hệ thống logistics Việt Nam. Cùng với tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp, LCI sẽ được sử dụng để tham gia phản biện chính sách với chính quyền địa phương để cải thiện, phát triển ngành dịch vụ logistics phục vụ kinh doanh. Các nhà hoạch định chính sách trung ương tham khảo các chỉ tiêu của LCI làm tiêu chí đánh giá cho nhiều chính sách cải cách ngày nay.
- Doanh nghiệp trong và ngoài nước sẽ được hưởng lợi gì khi tiếp cận được thông tin về chỉ số này, thưa ông?
Chỉ số LCI là công cụ đắc lực để phản biện chính sách, các địa phương có thể lấy LCI làm căn cứ để hoạch định, thay đổi chính sách cho phù hợp với sự phát triển logistics của địa phương. Các doanh nghiệp logistics sẽ được hưởng lợi từ sự thay đổi chính sách này.
>>Hiệp hội Logistics Hải Phòng - "cánh tay nối dài" của cộng đồng doanh nghiệp
Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể sử dụng nghiên cứu chỉ số LCI để làm làm căn cứ, tham khảo trong quá trình xây dựng kế hoạch kinh doanh trung hạn và dài hạn.
Bên cạnh đó, con số và các đánh giá trong báo cáo chỉ số sẽ giúp Doanh nghiệp trong và ngoài nước tìm đến LCI như là hỗ trợ quan trọng cho việc quyết định lựa chọn địa điểm và mở rộng sản xuất kinh doanh.
Cùng với việc tác động tích cực trong việc thay đổi công tác hoạch định chính sách liên quan nhằm phát triển dịch vụ logistics, về dâu dài, Chỉ số LCI sẽ góp phần tác động cắt giảm chi phí logistics và hỗ trợ phát triển sản xuất xuất khẩu. Như vậy, hầu hết các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, trong đó đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ được hưởng lợi từ Chỉ số này.
Ngày 11/8, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics (VLA) công bố Khởi động Dự án Chỉ số năng lực cạnh tranh Logistics cấp tỉnh (Logistics Competitiveness Index - LCI) Việt Nam 2022. Dự án có sự tham gia của các đơn vị nghiên cứu gồm Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics Việt Nam (VLI) và Dream Incubator (DI).
- LCI sẽ lựa chọn những Chỉ số đo lường chính nào ở các địa phương cũng như dữ liệu gì của doanh nghiệp trên địa bàn đó để thực sự mang “hơi thở” của đời sống sản xuất kinh doanh, thưa ông?
Chỉ số năng lực cạnh tranh Logistics cấp tỉnh (Logistics Competitiveness Index - LCI) là Chỉ số đo lường và đánh giá tốc độ phát triển, chất lượng, cơ sở hạ tầng, chính sách của chính quyền các tỉnh, thành phố tại Việt Nam về ngành kinh doanh dịch vụ Logistics Việt Nam. Ngoài ra, LCI hướng đến việc nghiên cứu chỉ số năng lực cạnh tranh logistics của các vùng kinh tế nhằm thực hiện NQ120/NĐ-CP ngày 17/11/2017 : Phát huy tinh thần Nghị Quyết 120 về Phát triển bền vững Vùng Kinh tế và Quy hoạch tích hợp Vùng ĐB SCL lan toả đến các Vùng Kinh tế khác. Còn về phương pháp nghiên cứu, đánh giá, khảo sát, Khối nghiên cứu của Dự án sẽ cùng nhau làm việc và thực hiện.
- Bên cạnh việc đưa ra chỉ số đánh giá cũng như xếp hạng chỉ số logistics của mỗi địa phương, LCI có kết hợp cung cấp thông tin về tiềm năng cũng như định hướng và ưu đãi của mỗi địa phương cho các dự án logistics, thưa ông?
Từ quá trình nghiên cứu, khảo sát, Khối nghiên cứu của Dự án sẽ là đơn vị thực hiện báo cáo đánh giá kết quả trên cơ sở khách quan từ thực tế về thực trạng logistics của mỗi địa phương. Dự án hoàn thành nhằm thực hiện Nhiệm vụ số 36 về hoàn thiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp dịch vụ logistics và Nhiệm vụ 60 về Xếp hạng, đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ logistics và doanh nghiệp dịch vụ logistics trong Quyết định 221/QĐ-TTg ngày 22/2/2021 mà Chính phủ đã giao cho Hiệp hội VLA thực hiện.
- Xin cảm ơn ông!
Có thể bạn quan tâm
Khởi động dự án chỉ số năng lực cạnh tranh logistics cấp tỉnh
04:39, 11/08/2022
“Thước đo” năng lực cạnh tranh logistics cấp tỉnh
17:37, 09/08/2022
Doanh nghiệp kiến nghị cơ chế hỗ trợ phát triển Trung tâm logistics Đà Nẵng
03:45, 05/08/2022
Hạn chế kết nối hạ tầng "kìm chân" logistics Đà Nẵng
11:28, 04/08/2022
Hải Phòng: Lợi thế lớn nhất là phát triển giao thông và hệ thống logistics
14:16, 30/07/2022
Hiệp hội Logistics Hải Phòng - "cánh tay nối dài" của cộng đồng doanh nghiệp
09:14, 30/07/2022
Quỹ học bổng VALOMA dành cho sinh viên ngành logistics
14:28, 27/07/2022