Chuyển đổi số để kết nối cung cầu lao động

VIỆT BÁCH 20/08/2022 11:45

Từ ngành sản xuất gia công, thâm hụt lao động, tập đoàn Pouyen Việt Nam đang có những bước đột phá thông qua chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ khiến nhu cầu tuyển dụng tăng nhanh.

>>>Hỗ trợ chuyển đổi số để doanh nghiệp ứng phó với thách thức mới

Sáng 20/8, phát biểu tại hội nghị “Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập” do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì, ông Tsai Wen Tsung - Tổng Giám đốc tập đoàn Pouyen Việt Nam cho biết: là tập đoàn sản xuất gia công giày thể thao xuất khẩu, Pouyen có 28 năm gắn bó và sử dụng nhiều lao động Việt Nam. 

Ông Tsai Wen Tsung - Tổng Giám đốc tập đoàn Pouyen Việt Nam

Ông Tsai Wen Tsung - Tổng Giám đốc tập đoàn Pouyen Việt Nam (ảnh: VPG)

Đại dịch Covid -19 trong hai năm qua đã ảnh hưởng nghiêm trọng với sự phát triển của nền kinh tế, xã hội toàn cầu. Với tập đoàn Pouyen, dịch bệnh làm giảm 5% lao động, từ khoảng 130.000 người trước khi có dịch thì nay còn khoảng hơn 123.000 người.

Ông Tsai Wen Tsung đánh giá cao sự chỉ đạo và hỗ trợ của Chính phủ và địa phương giúp doanh nghiệp duy trì sản xuất thông qua việc ưu tiên tiêm vaccine phòng, chống dịch Covid-19 cho người lao động để doanh nghiệp nhanh chóng trở lại quỹ đạo hoạt động sản xuất bình thường; hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động và tập đoàn đã có khoảng 36.000 người lao động nhận được kinh phí này. 

Tuy nhiên, sau khi khôi phục hoạt động sản xuất, việc bị thâm hụt 5% số lao động đã tác động rất lớn đối với ngành nghề sử dụng nhiều lao động. Thêm vào đó, thời đại công nghệ, lao động trẻ có nhiều cơ hội nghề nghiệp, có thể tiếp cận gần hơn với các ngành công nghiệp dịch vụ khác nhau. Do vậy, theo ông Tsai Wen Tsung ngành sản xuất gia công cần có những bước đột phá thông qua chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ. 

Tập đoàn đang gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động

Tập đoàn đang gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động

Chia sẻ hai vấn đề chính cũng là vấn đề trọng tâm của tập đoàn trong thời gian tới là tự động hóa sản xuất và số hóa thông tin (dữ liệu), Tổng Giám đốc tập đoàn Pouyen Việt Nam cho biết có nhu cầu tuyển dụng số lượng lớn người lao động địa phương có kỹ năng, tay nghề cao trong các lĩnh vực như kỹ thuật khuôn mẫu, tự động hoá, công nghệ thông tin... để cùng hỗ trợ quá trình sản xuất và chuyển đổi số của doanh nghiệp.

Trong bối cảnh khan hiếm lao động của ngành công nghiệp da giày như hiện nay, đại diện lãnh đạo tập đoàn Pouyen Việt Nam mong muốn Chính phủ, trong ngắn hạn tạo điều kiện tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp và các trường đào tạo nghề, bồi dưỡng nguồn lao động chất lượng cao. “Vấn đề này chúng tôi thấy còn hạn chế ở Việt Nam. Việc đào tạo nhân lực chất lượng cao giúp chúng tôi có thể tăng cơ hội việc làm cho người lao động trong nước” - ông Tsai Wen Tsung nhấn mạnh. 

Về dài hạn, đại diện lãnh đạo tập đoàn cho rằng giáo dục là hậu thuẫn mạnh mẽ nhất cho sự phát triển của nền kinh tế. Vì vậy, việc xây dựng các trường đào tạo nghề, kỹ năng chuyên môn và khoa học kỹ thuật là rất quan trọng để tạo nền tảng kỹ thuật cơ bản vững chắc hơn cho ngành sản xuất. 

Có thể bạn quan tâm

  • VCCI đề xuất thành lập Hội đồng tư vấn kỹ năng nghề

    VCCI đề xuất thành lập Hội đồng tư vấn kỹ năng nghề

    10:39, 20/08/2022

  • Kịp thời phục hồi thị trường lao động

    Kịp thời phục hồi thị trường lao động

    11:00, 13/12/2021

  • Phục hồi và phát triển kinh tế: Cấp bách ổn định thị trường lao động

    Phục hồi và phát triển kinh tế: Cấp bách ổn định thị trường lao động

    11:00, 09/12/2021

  • Đồng bộ các giải pháp phục hồi và phát triển thị trường lao động

    Đồng bộ các giải pháp phục hồi và phát triển thị trường lao động

    04:30, 06/12/2021

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Phát triển thị trường lao động hiện đại và hội nhập

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Phát triển thị trường lao động hiện đại và hội nhập

    19:42, 26/11/2021

VIỆT BÁCH