Phục hồi và phát triển kinh tế: Cấp bách ổn định thị trường lao động

Diendandoanhnghiep.vn Tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 mới đây, nhiều chuyên gia nhấn mạnh, các giải pháp hỗ trợ và ổn định thị trường lao động đang trở nên ngày càng cấp bách và cần có lộ trình triển khai cụ thể.

>> Đồng bộ các giải pháp phục hồi và phát triển thị trường lao động

Không chỉ gây sức ép nặng nề về mọi mặt cho nền kinh tế, 4 đợt dịch bệnh COVID-19 vừa qua, đã và đang khiến thị trường lao động phải đối mặt với tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng với hàng triệu lao động bị thiếu việc làm, bị cắt giảm thu nhập, thậm chí mất việc làm.

br class=

Ưu tiên khôi phục lại thị trường lao động, khắc phục đứt gãy thị trường lao động, thiếu lao động (Ảnh minh họa)

Những con số đáng… quan ngại

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong quý III năm 2021, cả nước có hơn 28,2 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch COVID-19, bao gồm người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập… So với quý II năm 2021, dịch COVID-19 đã làm tăng thêm 15,4 triệu lao động rơi vào tình trạng bị ảnh hưởng tiêu cực, nhóm bị ảnh hưởng nhiều nhất ở độ tuổi từ 25-54 với khoảng 73,3% lao động bị tác động.

Đáng nói, trong tổng số hơn 28,2 triệu người bị tác động tiêu cực bởi dịch COVID-19 trong quý III năm 2021, có 4,7 triệu người bị mất việc (tương đương 16,5%); 14,7 triệu người phải tạm nghỉ/tạm ngừng sản xuất kinh doanh (tương đương 51,1%); 12,0 triệu người bị cắt giảm giờ làm hoặc buộc phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên (tương đương 42,7%) và 18,9 triệu lao động bị giảm thu nhập (tương đương 67,2%).

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, cần phân bổ nguồn lực hợp lý, quan tâm tới chính sách an sinh xã hội, ưu tiên khôi phục thị trường lao động, hỗ trợ cho lao động quay trở lại làm việc, khắc phục đứt gãy thị trường lao động, thiếu lao động... 

Trong đó, số người lao động ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long chịu tác động tiêu cực bởi đại dịch chiếm tỷ lệ cao nhất, lần lượt là 59,1% và 44,7%, còn người lao động ở các vùng Trung du và miền núi phía Bắc hay Tây Nguyên lại thấp hơn nhiều, với các mức lần lượt là 17,4% và 19,7%.

Thống kê cũng cho thấy, lao động khu vực thành thị chịu thiệt hại nhiều hơn với 46,2% bị ảnh hưởng tiêu cực (cao hơn 24,3 điểm phần trăm so với quý II năm 2021), trong khi, con số này ở nông thôn là 32,4% (cao hơn 18,1 điểm phần trăm so với quý trước).

Nguyên nhân dẫn đến thực trạng đã nêu được cho xuất phát từ những tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19.

thiếu hụt nguồn lao động đã và đang là một trong những khó khăn lớn mà doanh nghiệp phải đối mặt, đặc biệt một số doanh nghiệp thuộc các ngành như nông - lâm - thủy sản, da giày, logistics,…

>> Phát triển thị trường lao động hiện đại và hội nhập

Giải pháp đảm bảo nguồn cung

Tham luận tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 về vấn đề đã nêu, TS. Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, giải pháp trước hết cần tiếp tục tập trung triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ phục hồi sản xuất đối với doanh nghiệp, để phục hồi việc làm cho người lao động (chính sách hỗ trợ tài khóa, tín dụng…).

Triển khai Chương trình phục hồi và phát triển thị trường lao động trong một bộ phận cấu thành của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt quan tâm đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động.

Theo ông Lợi, cần có sự điều tiết, hỗ trợ kết nối cung - cầu lao động, cung cấp thông tin thị trường lao động, xây dựng kế hoạch, chương trình phối hợp giữa các địa phương trong việc cung ứng và tuyển dụng lao động để tạo sự kết nối, liên thông trong chuỗi cung ứng lao động giữa các địa phương. Song song với những động thái quyết liệt về kiểm soát dịch bệnh, cần nhanh chóng đưa cuộc sống ở các vùng bị ảnh hưởng trở lại bình thường sớm nhất.

“Các địa phương cần có phương án hỗ trợ người lao động quay lại nơi làm việc, bao gồm không chỉ nỗ lực kết nối cung - cầu lao động, mà còn là việc kiến tạo các động lực về cơ hội, hỗ trợ tài chính, ổn định cuộc sống tại các địa bàn có nhu cầu lao động lớn,… đầu tư, xây dựng nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp, đô thị và người có thu nhập thấp, nhằm ổn định đời sống, yên tâm cho người lao động, từ đó thu hút lao động đến làm việc”, ông Lợi chia sẻ.

Để thiết kế và phục hồi thị trường lao động trong thời gian tới, TS Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã đề xuất một số giải pháp.

Trước mắt, cần cho kéo dài ít nhất 1 năm nữa việc thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng cho người lao động từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp theo Nghị quyết 68 về chính sách hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp khó khăn do COVID-19 của Chính phủ.

“Đồng thời cần bổ sung thêm chính sách và nguồn lực để đặt hàng đào tạo kỹ năng, tay nghề ngắn hạn cho học sinh, sinh viên và người lao động không thuộc đối tượng đào tạo từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề của thị trường lao động, nhất là khu vực, địa bàn thành thị tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất”, ông Dũng nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Phục hồi và phát triển kinh tế: Cấp bách ổn định thị trường lao động tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714103155 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714103155 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10