Việt Nam trong làn sóng chuyển dịch sản xuất của các công ty đa quốc gia

NGUYỄN CHUẨN 15/01/2023 04:15

Ngay sau những động thái đa dạng hóa sản xuất của Apple, nhiều nhà cung cấp của “gã khổng lồ” công nghệ đã tìm đến Việt Nam, và lần này là BOE Technology Group.

>>>Khởi đầu cuộc "đa dạng hóa" sản xuất của Apple tại Việt Nam

Thêm nhà cung cấp của Apple lên kế hoạch tại Việt Nam

Theo báo cáo độc quyền từ Reuters mới đây cho biết, nhà sản xuất màn hình Trung Quốc BOE Technology Group, nhà cung cấp của cả Apple và Samsung, có kế hoạch đầu tư một khoản lên tới 400 triệu USD để xây dựng hai nhà máy ở Việt Nam.

nhà máy của BOE tại Trung Quốc.

Một nhà máy của BOE Technology Group tại Trung Quốc.

Kế hoạch này nhấn mạnh nỗ lực của các công ty công nghệ do nhà sản xuất iPhone của Mỹ là Apple và nhà lắp ráp thiết bị Đài Loan Foxconn dẫn đầu, nhằm giảm mức độ tiếp xúc của chuỗi cung ứng với Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng thương mại và địa chính trị giữa Bắc Kinh và Washington cũng như sự gián đoạn sản xuất do các biện pháp ngăn chặn COVID-19 của Trung Quốc gây ra.

Theo đó, BOE đang đàm phán thuê hàng chục hecta đất ở miền Bắc Việt Nam để xây dựng thêm nhà máy, sau khi đã có hai nhà máy tương đối nhỏ ở miền Nam, nơi cung cấp phần lớn màn hình tivi cho Samsung và LG của Hàn Quốc.

Họ có kế hoạch thuê tới 100 ha và sử dụng 20% cho một nhà máy sản xuất hệ thống điều khiển từ xa với chi phí 150 triệu USD. Phần còn lại sẽ dành cho các hoạt động sản xuất màn hình, với việc BOE chi 250 triệu USD để xây dựng một nhà máy trên 50 ha, tất cả sẽ hoạt động vào năm 2025.

Theo đánh giá của Reuters, miền Bắc Việt Nam trong những năm gần đây đã thu hút đầu tư đáng kể từ các đại gia điện tử, trở thành trung tâm sản xuất điện thoại thông minh, máy tính và máy ảnh lớn, bao gồm cả các mặt hàng chủ lực của Apple và Samsung.

các nhà sản xuất theo hợp đồng của các “ông lớn” trong ngành điện tử như là Foxconn của Đài Loan và Luxshare cũng đang tăng cường hiện diện tại Việt Nam.

Các nhà sản xuất theo hợp đồng như Foxconn và Luxshare cũng đang tăng cường hiện diện tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, các nhà sản xuất theo hợp đồng của các “ông lớn” trong ngành điện tử như là Foxconn của Đài Loan và Luxshare của Trung Quốc cũng sản xuất hoặc có kế hoạch lắp ráp một số sản phẩm của Apple trong khu vực như máy tính xách tay và máy tính bảng.

Apple, đã đưa BOE vào danh sách các đối tác sản xuất năm 2021, sử dụng màn hình OLED cho điện thoại thông minh iPhone mới nhất của mình. Nhà sản xuất màn hình lớn nhất Trung Quốc tính theo sản lượng sẽ trở thành nhà cung cấp màn hình lớn nhất cho iPhone mới vào năm 2024, theo nhà phân tích Kuo Ming-chi tại TF International Securities dự báo.

>>>Thêm nhà cung cấp Apple "nhắm" tới Việt Nam

>>>Apple “tái định cư” ở Việt Nam hay Ấn Độ?

Sức hút của Việt Nam

Trong khi một số khu vực ở châu Á vẫn đang phục hồi sau đại dịch toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam đã bùng nổ, đạt mức tăng GDP ấn tượng 8% vào quý cuối cùng của năm 2022, nhanh hơn so với các nền kinh tế lớn khác trong khu vực ở châu Á, bao gồm Ấn Độ, Nhật Bản và Trung Quốc đại lục. Doanh thu xuất khẩu đạt 372 tỷ USD, tăng 10% so với năm trước.

sự gián đoạn chuỗi cung ứng ở Trung Quốc Đại lục đã khiến Việt Nam thu hút các nhà sản xuất.

Sự gián đoạn chuỗi cung ứng ở Trung Quốc đã khiến Việt Nam thu hút các nhà sản xuất.

Các nhà phân tích đã cho rằng, một phần lý do giải thích cho sự bùng nổ ấn tượng của Việt Nam là sự gián đoạn chuỗi cung ứng ở Trung Quốc Đại lục, trung tâm sản xuất lớn nhất châu Á. Các nhà máy tại đây đã phải ngừng hoạt động trong đại dịch COVID-19, khiến các công ty buộc phải dịch chuyển sang các địa điểm thay thế để tiếp tục và đa dạng hóa các luồng sản xuất của họ.

Bên cạnh đó, lực lượng lao động cạnh tranh, chi phí sản xuất thấp và cơ sở hạ tầng vững mạnh cũng là một trong những nguyên nhân khiến Việt Nam được coi là điểm đến hứa hẹn cho các nhà sản xuất đa quốc gia. Ngoài ra, Việt Nam cũng có vị trí chiến lược dọc theo dải bờ biển dài 3.200 km khiến đất nước, đặc biệt là miền bắc, trở thành một địa điểm hiệu quả để vận chuyển hàng hóa ra vào.

Gần đây, Apple đã thông báo rằng họ sẽ sản xuất các sản phẩm chủ yếu là Apple Watch và MacBook tại Việt Nam lần đầu tiên. Điện thoại Pixel mới nhất của Google cũng sẽ được sản xuất tại Việt Nam, trong khi Microsoft bắt đầu sản xuất máy chơi trò chơi Xbox và Dell, HP, Nintendo cùng Lenovo cũng đang có kế hoạch thành lập các nhà máy Việt Nam.

Có thể nói, mặc dù việc các nhà sản xuất đang chuyển một số hoạt động sang Việt Nam không phải là một giải pháp hoàn hảo khi còn đó những vấn đề về thiếu lao động, nguyên liệu thô và chuyên môn ở một quốc gia nhỏ hơn nhiều so với Trung Quốc.

Tuy nhiên, điều này cũng cung cấp cho các công ty đa quốc gia một giải pháp thay thế hấp dẫn, giúp cân bằng những thách thức do vấn đề Trung Quốc đặt ra, cho phép họ đa dạng hóa chuỗi cung ứng của mình và tạo ra dòng hàng hóa cùng năng suất trôi chảy hơn trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm

  • Khởi đầu cuộc

    Khởi đầu cuộc "đa dạng hóa" sản xuất của Apple tại Việt Nam

    15:20, 04/01/2023

  • Thêm nhà cung cấp Apple

    Thêm nhà cung cấp Apple "nhắm" tới Việt Nam

    04:30, 29/12/2022

  • Apple: Vĩ đại đến mức ngay cả Warren Buffett cũng canh mua

    Apple: Vĩ đại đến mức ngay cả Warren Buffett cũng canh mua

    09:00, 28/12/2022

  • Apple “tái định cư” ở Việt Nam hay Ấn Độ?

    Apple “tái định cư” ở Việt Nam hay Ấn Độ?

    04:30, 24/12/2022

  • Apple đã sẵn sàng rời Trung Quốc và cơ hội nào cho Việt Nam?

    Apple đã sẵn sàng rời Trung Quốc và cơ hội nào cho Việt Nam?

    11:20, 18/12/2022

NGUYỄN CHUẨN