Công ty du lịch “xoay trục” bù đắp lượng khách Trung Quốc

PHƯƠNG THANH 17/02/2023 11:00

Trước thông tin Trung Quốc mở lại du lịch theo tour đến 20 nước song không có Việt Nam đã khiến các công ty du lịch hụt hẫng, lên phương án “xoay trục” khai thác thị phần khác để bù đắp.

>>Trung Quốc chưa mở tour, hàng không và du lịch “hụt hẫng”

Mở rộng thị trường

Chia sẻ tới DĐDN đại diện Vietravel Airlines cho biết, năm 2023 được đánh giá là năm tiềm năng cho sự trở lại vượt bậc của ngành du lịch khi Chính phủ có quyết định mở cửa hoàn toàn hoạt động du lịch từ ngày 15/3/2022. Đặc biệt sự mở cửa trở lại đã ghi nhận số lượng khách nước ngoài đến Việt Nam bắt đầu có sự tăng trưởng mạnh, lượng khách chủ yếu đến từ các quốc gia như Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Nha Trang - Khánh Hòa từng là điểm đến yêu thích của du khách Trung Quốc trước khi dịch COVID-19 xuất hiện

Nha Trang - Khánh Hòa từng là điểm đến yêu thích của du khách Trung Quốc trước khi dịch COVID-19 xuất hiện

Riêng thị trường nội địa cũng đã có tín hiệu tích cực, sau thời gian dịch bệnh COVID -19, xu hướng du lịch của phần lớn khách đã có sự thay đổi, chọn đa dạng điểm đến trong nước hơn, giúp phát triển đồng đều ở các thành phố du lịch. Có thể nói được lấy đà từ năm 2022 sang 2023 ngành du lịch Việt Nam chắc chắn sẽ có những khởi sắc mới.

Tuy nhiên theo Vietravel Airlines, hiện nay đứng trước thông tin Trung Quốc mở lại du lịch theo tour đến 20 nước song không có Việt Nam khiến các doanh nghiệp kinh doanh du lịch thấp thỏm, vì Trung Quốc là một trong những thị trường lớn với toàn ngành nói chung cũng như Vietravel, Vietravel Airlines nói riêng. Công ty vẫn đang chờ đợi và kỳ vọng vào kỳ xem xét của kết quả cuộc họp Quốc hội này vào ngày 18/03/2023 sắp tới để công ty có thêm phương án mở rộng khai thác ở các quốc gia khác.

Đồng quan điểm trên đại diện Công ty Cổ Phần Công nghệ Du Lịch BestPrice cho biết, việc Trung Quốc chưa mở cửa lại du lịch với Việt Nam đã gây khó khăn cho cả các công ty du lịch inbound Trung Quốc và công ty outbound Trung Quốc. Với Công ty inbound thì không thể đón được khách khiến hệ thống nhà hàng, khách sạn phục vụ khách Trung Quốc bị bỏ trống khá nhiều. Còn với công ty outbound thì du khách muốn đi, nhưng chưa thể đi…

“Trong năm nay chúng tôi đã chuẩn bị khá kỹ cho việc quay trở lại thị trường Trung Quốc, tuy nhiên việc Việt Nam chưa nằm trong danh sách 20 quốc gia mở cửa lại, và chiến tranh Nga - Ukraine chưa biết khi nào sẽ chấm dứt đã làm ảnh hưởng tới kế hoạch của chúng tôi khá nhiều. Bởi trong cơ cấu doanh thu của công ty, lượng khách inbound Trung Quốc chưa nhiều, nhưng lượng khách Việt đi Trung Quốc chiếm khoảng 5%-10% tổng lượng khách và khách nội địa tới Nga cũng chiếm khoảng 5%.

Phố cổ Hội An là một trong những địa điểm du lịch thu hút du khách quốc tế thăm quan

Phố cổ Hội An là một trong những địa điểm du lịch thu hút du khách quốc tế thăm quan

Trước khó khăn này BestPrice sẽ phải “xoay trục” để tìm kiếm thị trường khác để bù đắp vào số thiếu hụt này: Với inbound, BestPrice mở rộng sang thị trường Ấn Độ, đây là thị trường lớn tương đương Trung Quốc, có mức chi tiêu cao, đồng thời không có rào cản về ngôn ngữ vì đa phần người Ấn dùng tiếng Anh mà chúng tôi đã có sẵn Website bằng tiếng Anh. Thứ hai với outbound khi Trung Quốc chưa mở cửa trở lại, BestPrice đã thực hiện kế hoạch đẩy mạnh sang các thị trường có văn hóa gần giống với Trung Quốc là Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản. Thứ 3 là BestPrice tham gia nhiều hơn ở các sự kiện du lịch Quốc tế để tìm kiếm nguồn khách hàng từ các đối tác trên thế giới…” – Đại diện BestPrice chia sẻ.

Bên cạnh đó, trước tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu đã được dự đoán cuối năm 2022, Vietravel Airlines có đánh giá tình hình tổng quan cũng như là chủ động lên kịch bản mức độ ảnh hưởng sát nhất để xây dựng kế hoạch phát triển trong năm 2023 chuẩn xác nhất cho từng thời điểm cụ thể. Song song, hãng cũng luôn trong trạng thái sẵn sàng về nguồn lực khai thác và nguồn tài chính, phối hợp tốt nhất với những đối tác làm việc để giữa hai bên không bị động.

Theo đó đại diện Vietravel Airlines cho rằng, bất cứ một doanh nghiệp nào thì tài chính cũng là đòn bẩy rất tốt cho sự phát triển. Vietravel Airlines cũng vậy trong năm 2023 chúng tôi đã tiến hành xin tăng vốn đầu tư lên 7.642 tỷ đồng vào năm 2025 tăng gần 06 lần so với mức vốn đầu tư ban đầu, đồng nghĩa với việc ngay từ bây giờ Vietravel Airlines đã tiến hành đàm phán với các nhà đầu tư trong và ngoài nước để đảm bảo được tiến độ.

Bên cạnh đàm phán với các nhà đầu tư, trong năm 2023 mục tiêu của Vietravel Airlines là làm sao ổn định được nguồn lực tài chính, đảm bảo được hoạt động vận hành của hãng vẫn được diễn ra ổn định. Về phía doanh thu sẽ phát triển sản phẩm, đa dạng gói dịch vụ phục vụ hành khách trên chuyến bay. Về phía đối tác sẽ thương thảo để 02 bên thống nhất được với nhau về chi phí cung ứng dịch vụ cũng như là thời gian thanh toán phù hợp.

“Trước tình hình kinh tế như hiện tại, cùng với chi phí xăng dầu còn khá cao, để giảm bớt chi phí các hãng hàng không phải gồng mình khi thực hiện bay nhưng vẫn thu về doanh số âm. Do đó chúng tôi đề xuất bỏ giá trần và cho phép phụ thu xăng dầu vì đây chính là một trong những yếu tố chính giúp các hãng hàng không tháo gỡ được một phần khó khăn, nhất là với hãng hàng không trẻ chỉ vừa mới ra đời và đã phải liên tiếp đối đầu các khó khăn từ dịch bệnh đến tình hình kinh tế - xã hội như ở thời điểm hiện tại”- đại diện Vietravel Airlines kiến nghị.

Khơi thông thủ tục

>>Du lịch Việt Nam gây ấn tượng mạnh với báo chí quốc tế

>>Đẩy mạnh liên kết, hợp tác du lịch Việt - Hàn

Mặt khác các công ty kinh doanh du lịch, lữ hành trong nước cho biết, hiện nay du khách nhập cảnh vào Việt Nam chỉ được ở tối đa 15 ngày, trong khi để đi hết Việt Nam thì du khách cần từ 15 trở lên. Theo chia sẻ của một doanh nghiệp, đã có nhiều du khách khi không thể đặt tour dài hơn đã chuyển hướng sang Thái Lan, gần chúng ta, có thời gian lưu trú dài hơn. Điều này cho thấy này thời hạn cấp phép visa ngắn ngày đã ảnh hưởng tới doanh thu của ngành du lịch nói chung và các công ty du lịch nói riêng. Đồng thời khiến môi trường kinh doanh du lịch của Việt Nam kém cạnh tranh hơn so với các nước trong khu vực.

Kiến nghị các giải pháp giúp ngành du lịch phát triển, đại diện Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho biết, về chủ trương phát triển ngành du lịch Việt Nam đã có lộ trình đúng đắn, rộng mở, tuy nhiên việc thực thi cụ thể từng hạng mục còn bó hẹp. Ngoài thời hạn visa cấp ngắn ngày thì danh sách miễn thị thực vẫn còn khiêm tốn. Hiện nay Việt Nam đã miễn visa đối với công dân của 24 quốc gia cho thời hạn lưu trú từ 15 đến 30 ngày. Tuy nhiên, so với các quốc gia trong khu vực quy định như vậy vẫn không đủ sức cạnh tranh. Bởi nhiều nước cạnh tranh bằng chính sách miễn visa như Malaysia, Singapore miễn cho 162 nước, Philippines miễn cho 157 nước…còn Việt Nam mới miễn 24 nước.

Do đó Việt Nam cần mở rộng thời hạn visa, để khơi thông về thủ tục, nhằm thu hút khách quốc tế (vấn đề này đã được các chuyên gia kiến nghị nhiều lần nhưng chưa thấy sửa đổi) – Đại diện Hiệp hội Du lịch Việt Nam nói.

Có thể bạn quan tâm

  • Để rác thải không phải điểm yếu của Du lịch Việt Nam

    Để rác thải không phải điểm yếu của Du lịch Việt Nam

    22:39, 16/02/2023

  • Du lịch nội địa là “đòn bẩy” để trở lại

    Du lịch nội địa là “đòn bẩy” để trở lại

    22:25, 16/02/2023

  • Quảng Ninh hướng tới trung tâm du lịch Quốc tế

    Quảng Ninh hướng tới trung tâm du lịch Quốc tế

    22:10, 16/02/2023

  • Du lịch Quảng Ninh:p/Lượng thừa, chất thiếu

    Du lịch Quảng Ninh: Lượng thừa, chất thiếu

    16:35, 16/02/2023

  • Du khách Việt

    Du khách Việt "thận trọng" với tour du lịch Thổ Nhĩ Kỳ

    03:30, 16/02/2023

PHƯƠNG THANH