Xây dựng vùng nguyên liệu trọng điểm về cà phê ở Tây Nguyên
Cây cà phê một trong những loại cây trọng điểm về nông nghiệp công nghiệp đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai xây dựng vùng trọng điểm tại 4 tỉnh trọng điểm của Tây Nguyên.
>>Cấp thiết xây dựng vùng nguyên liệu cho ĐBSCL
Phát biểu tại lễ khởi động đầu tư kết cấu hạ tầng hỗ trợ Hợp tác xã phát triển vùng nguyên liệu cà phê chất lượng cao tại Tây Nguyên, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ông Trần Thanh Nam cho rằng đầu tư kết cấu hạ tầng hỗ trợ hợp tác xã, doanh nghiệp phát triển vùng nguyên liệu là đòi hỏi của hội nhập quốc tế và nâng cao giá trị nông sản của Việt Nam.
Dự án đã thu hút nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã trong khu vực tham gia. Tại tỉnh Gia Lai phải kể đến sự có mặt của doanh nghiệp xuất khẩu cà phê bền vững là Công ty TNHH Vĩnh Hiệp, HTX Nghĩa Hoà - huyện Chư Păh, HTX Hàm Rồng - TP. Pleiku, HTX Ia Ring huyện Chư Sê, HTX Phượng Hoàng huyện Đức Cơ. Tại tỉnh Đắk Lắk có 6 Hợp tác xã tham gia vào dự án là HTX Ea Wy, HTX Nghĩa Lộc, HTX Minh Toàn Lợi, HTX Thành Đạt, HTX Minh Toàn Lợi và HTX Thành Đạt. Hợp phần 5 đầu tư kết cấu hạ tầng hỗ trợ Hợp tác xã phát triển vùng nguyên liệu cà phê chất lượng cao tại vùng Tây Nguyên gồm 2 gói thầu xây lắp với giá trị khoảng 63 tỷ đồng.
Dự án có mục tiêu hình thành vùng sản xuất nguyên liệu cà phê quy mô hàng hóa tập trung, hiện đại, ứng dụng công nghệ tiên tiến trên cơ sở liên kết bền vững giữa các hợp tác xã với các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu. Đồng thời, dự án nhằm thúc đẩy nhanh, hiệu quả và bền vững quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới của tỉnh Gia Lai, Đăk Lăk.
>>Làm sao để phát triển ngành cà phê Việt?
Ông Lâm Quốc Triều, Giám đốc HTX Nông nghiệp, Thương Mại và Dịch vụ Du lịch sinh thái Hàm Rồng cho biết, HTX được Bộ NN-PTNT đầu tư hạng mục nâng cấp tuyến đường giao thông, qua đó rất thuận lợi cho việc trồng, chăm sóc cà phê bền vững. Đặc biệt, HTX cũng thuận lợi chế biến, thu hoạch, áp dụng khoa học kỹ thật giúp nâng cao sản lượng.
Ông Thái Như Hiệp, Giám đốc Công ty TNHH Vĩnh Hiệp cho biết, tại Tây Nguyên, kết cấu hạ tầng có tầm quan trọng cho các HXT để phát triển sản xuất, tăng hiệu quả kinh doanh. Việc dự án được đầu tư xây dựng là sự kỳ vọng của nhiều bà con nông dân với khát vọng phát triển vùng nguyên liệu cà phê chất lượng cao vươn tầm thế giới.
“Dự án thành công sẽ kết nối hạ tầng giao thông với vùng sản xuất cà phê của các địa phương, HTX, giảm chi phí vận chuyển, đầu tư trong sản xuất. Tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng, tăng hiệu quả kinh doanh. Khi các vùng nguyên liệu được định hình, không chỉ đáp ứng về sản lượng xuất khẩu mà còn nâng cao chất lượng cà phê theo yêu cầu của các thị trường khắt khe nhất như Mỹ, EU và Nhật Bản. Giúp cà phê Việt Nam nâng cao vị thế trên thị trường xuất khẩu,” ông Hiệp chia sẻ.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Trần Thanh Nam nói “Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng vùng nguyên liệu cà phê đạt chuẩn, đó là một trong những khâu cơ bản nhất, thích ứng nhất để thúc đẩy phát triển thương hiệu, giá trị cà phê gia tăng trong thời gian tới. Đây là lý do để Bộ xây dựng vùng cà phê nguyên liệu đạt chuẩn ở các vùng sản xuất trọng điểm để đảm bảo yêu cầu xuất khẩu.”
Với các tỉnh Tây Nguyên, Bộ NN-PTNT thực hiện đề án xây dựng vùng nguyên liệu cà phê đạt chuẩn với diện tích 19.700ha gồm 4 tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Kon Tum và Đắk Nông. Trong vùng dự án này có khoảng 64 hợp tác xã sẽ được hưởng thụ với 5.230 hô dân sản xuất cà phê.
Có thể bạn quan tâm
Chàng trai hồi hương khởi nghiệp với hạt cà phê chất lượng cao
13:23, 24/03/2023
Chuyện cà phê xứ lạnh
14:41, 14/08/2023
Làm sao để phát triển ngành cà phê Việt?
13:35, 17/07/2023
Cấp thiết xây dựng vùng nguyên liệu cho ĐBSCL
00:39, 25/11/2022
Kiên Giang: Hình thành vùng nguyên liệu tập trung
19:40, 20/10/2022