Làm sao để phát triển ngành cà phê Việt?

Diendandoanhnghiep.vn Từ xưa đến nay, cà phê Việt Nam bị gắn mác là sản xuất nhiều nhưng chất lượng chưa tốt, dù có cải tiến mạnh mẽ 5 năm gần đây; và hiện nay chúng ta vẫn đang cố gắng...

>> Phúc Sinh Group ký kết và triển khai dự án SAP

Cái khó của người đi sau

Việt Nam bắt đầu nổi lên là nơi cung cấp cà phê lớn cho thế giới từ những năm 2000 và trở thành một phần quan trọng đối với các thương hiệu lớn từ Châu Âu, Mỹ lẫn Châu Á. Các công ty trên thế giới đổ về Việt Nam mở văn phòng và xây nhà máy ngày càng nhiều.

Các nhà làm cà phê đặc sản và người mua

Các nhà làm cà phê đặc sản và người mua tại Thế giới Cà phê Châu Âu vào tháng 6/2023 ở Athens (Hy Lạp)

Tuy nhiên, ngành cà phê Việt Nam đã có lịch sử hàng trăm năm, trước khi Việt Nam ngày nay được biết đến là nhà cung cấp lớn. Việt Nam trồng cà phê đã gần 200 năm từ lúc người Pháp mang giống cây cà phê vào nước ta. Nhưng trong chừng đó thời gian lịch sử tính đến nay, các công ty cà phê trên thế giới đã liên tục thay đổi và hiểu rất sâu về cà phê.

Có thể nói, chúng ta là thế hệ đi sau hàng trăm năm về chế biến, sản xuất và kinh doanh. Điều đó dẫn tới thực trạng là chúng ta luôn cảm thấy thua thiệt trong thế giới cà phê. Dù vậy, có một câu hỏi luôn được đặt ra là: Tại sao chúng ta sản xuất nhiều như vậy, bán nhiều như vậy mà giá cà phê nguyên liệu rẻ thế? Hay nói cách khác là sao chúng ta lại có “miếng bánh” thị phần cà phê toàn cầu ít ỏi thế! Và mỗi lần so sánh giá cà phê nguyên liệu với giá bán ly cà phê trên thế giới hay giá cà phê bột bán tại các siêu thị trên thế giới, chúng ta lại chạnh lòng.

Khách hàng thưởng thức

Khách hàng thử - nếm, thưởng thức cà phê đặc sản Việt Nam - Phúc Sinh Arabica Specialty tại Thế giới Cà phê Châu Âu vào tháng 6/2023 ở Athens (Hy Lạp)

Nhưng chúng ta không thể phủ nhận việc mình đi sau. Bởi khi chúng ta tiếp cận đến thị trường thế giới, trở thành nhà sản xuất và cung cấp lớn, thì lại cũng đã có những người mua - kẻ bán, những kho hàng thương mại, các phương thức kinh doanh cà phê phủ sóng và chảy đi khắp mọi ngóc ngách trên toàn cầu. Vì thế, chúng ta cứ mãi loay hoay đi tìm câu trả lời.

>> "Phỏng vấn Tết"

>> Phúc Sinh Group trên hành trình mở lối tương lai

Làm thế nào để tăng giá trị ngành cà phê?

Thực tế, nếu chúng ta chỉ sản xuất và xuất khẩu đơn thuần như hiện tại, chúng ta sẽ không bao giờ giải quyết được vấn đề và luôn nhận thấy bị đối xử bất công! Vậy chúng ta làm sao để có thể thay đổi thực tại, để kinh doanh đỡ bất công?

Tác giả gặp gỡ đối tác, khách hàng cà phê tại Colombia

Tác giả gặp gỡ đối tác, khách hàng cà phê tại Colombia

COVID -19 đã nhắc nhở thế giới về vai trò quan trọng của ngành nông nghiệp. Nếu cung không đủ cầu hay bị tắc nghẽn hàng, giá sẽ tăng vù vù. Tình hình hiện tại càng cho chúng ta thấy rõ điều đó.

Nhưng nếu chỉ duy trì cung theo cầu, đảm bảo chuỗi cung ứng, giá trị của cà phê trong toàn chuỗi cũng không thay đổi nhiều, có chăng là người trồng có lợi hơn một chút. Do đó, phải thay đổi chất lượng và cung cấp những sản phẩm sáng tạo, tăng chất lượng cà phê hơn, quảng bá mạnh cho việc thay đổi - là cách tăng giá trị cà phê và đồng thời là sản lượng ngành. Từ xưa đến nay, chúng ta bị gắn mác là sản xuất nhiều nhưng chất lượng chưa tốt, dù có cải tiến mạnh mẽ 5 năm gần đây, thì nay giá cà phê cao hơn nhưng chúng ta vẫn phải cần cố gắng cải tiến chất lượng tốt hơn nữa.

Một cửa hàng cà phê đặc sản tại Colombia

Một cửa hàng cà phê đặc sản tại Colombia

Chúng ta thay đổi, cải tiến, và thế giới cũng không dừng lại. Thế giới cà phê đang thay đổi mạnh mẽ về chất lượng, đang tập trung vào Cà phê đặc sản Specialty. Đây là cơ hội lớn, một “gợi ý” đặc biệt cho Việt Nam. Một ví dụ minh họa cho việc này: 8 năm trước chúng ta mang cà phê ra hội chợ thế giới và đón tiếp khách hàng là các công ty lớn, các nhà nhập khẩu lớn; thì 5 năm gần đây nhóm khách hàng này đã ít đi, 2 năm gần đây gần như không có. Thay vào đó, chỉ còn các khách hàng là các công ty chuyên làm cà phê đặc sản, với nhu cầu cà phê ngày càng tăng cao một cách rõ rệt. Các công ty lớn đã thành lập đội ngũ chuyên làm cà phê đặc sản, rồi từ đó họ tách thành các công ty con trong tập đoàn chuyên về cà phê đặc sản.

Trong dòng chảy này, Việt Nam có bắt nhịp được xu hướng hay không? Câu trả lời là chúng ta cần thấy đây là việc bắt nhịp bắt buộc, bởi đây là xu hướng có thể thay đổi được thương hiệu cà phê Việt Nam, làm tăng giá cà phê Việt và chúng ta sẽ cảm thấy ít bất công hơn. Ví dụ về giá: Giá của Cà phê ngon thường là 3USD/kg cà phê nhân xanh, thì cà phê đặc sản có giá từ 11USD/kg đến 35USD/kg, nghĩa là rất, rất cao, gấp > 3-10 lần. Hơn nữa, khi chúng ta bán được cà phê đặc sản, hay khách quốc tế đến Việt Nam mua cà phê chất lượng cao thì cà phê nhân xanh bình thường cũng được hưởng giá trị vì tính lan tỏa thương hiệu, nâng tầm giá trị chung.

Cà hê

Cà phê đặc sản Specialty đang là xu hướng - một cơ hội lớn, gợi ý thay đổi cho cà phê Việt Nam. Ảnh: Tác giả cùng đối tác chuyên doanh cà phê tại Colombia

Cách “cập nhật xu hướng” của Phúc Sinh

Sau khi đi hội chợ, nhìn thấy vấn đề phải thay đổi và chuyến đi công tác gần nhất đầu 2023 tại Colombia, quan sát cách người Colombia làm cà phê đặc sản, chúng tôi ngay lập tức thành lập một bộ phận cà phê đặc sản và đưa vào sản xuất. Dù số lượng còn nhỏ bé, khiêm tốn nhưng nếu không bắt đầu thì sẽ không có cái tiếp theo và cái lớn hơn. Vì vậy, bằng việc trình làng cà phê đặc sản Việt Nam - Phúc Sinh Arabica Specialty - tại Thế giới Cà phê Châu Âu vào tháng 6/2023 ở Athens, chúng tôi đã làm rất nhiều khách hàng ngạc nhiên.

Phúc Sinh liên tục cập nhật xu hướng, tham gia các hội chợ quốc tế và trình làng các dòng cà phê trong đó nổi bật là

Phúc Sinh liên tục cập nhật xu hướng, tham gia các hội chợ quốc tế và trình làng các dòng cà phê, trong đó nổi bật là Phúc Sinh Arabica Specialty, đến với khách hàng trên thế giới

Các vị khách hàng nước ngoài đã vô cùng thích thú khi nếm thử hàng Natural, hàng Honey và double Wash Arabica* tại nhà máy Phúc Sinh Sơn La của chúng tôi. Và chúng tôi đã tạo ra một thay đổi lớn trong suy nghĩ (mind set) của nhân viên văn phòng là bán hàng giá trị cao, vận chuyển hàng không (sip air) thay vì chỉ có containers (vận tải biển) thông thường.

Giờ thì nhân viên của Phúc Sinh cũng bắt đầu được uống cà phê đặc sản, các công ty sản xuất cà phê của Phúc Sinh được bạn hàng quốc tế nhìn nhận thân thiện và ngày càng tăng giá trị hơn.

Tuy nhiên, con đường bắt nhịp xu hướng mới chỉ bắt đầu. Tôi hy vọng Phúc Sinh cũng như ngành cà phê sẽ không ngừng bắt nhịp mọi sự thay đổi lẫn thích nghi với nó để phát triển, giành được sự bình đẳng, tự tạo sự công bằng cho chính chúng ta trong kinh doanh hội nhập.

*Thuật ngữ về các dòng cà phê

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Làm sao để phát triển ngành cà phê Việt? tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714331606 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714331606 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10