Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung (kỳ IV): Rủi ro từ biến động giá dầu

Cẩm Anh 27/07/2018 11:01

Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung tác động tiêu cực đến kinh tế thế giới, qua đó ảnh hưởng tới việc tiêu thụ dầu mỏ, khiến giá dầu có nguy cơ tiếp tục sụt giảm.

Giá dầu thô sụt giảm sẽ làm giảm nguồn thu ngân sách của những quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ.

p/Giá dầu thô Brent đã giảm khoảng 10,5% kể từ đầu tháng 7/2018. (Biểu đồ diễn biến giá dầu Brent từ 6 - 19/7/2018.

Giá dầu thô Brent đã giảm khoảng 10,5% kể từ đầu tháng 7/2018.

Giá dầu chịu áp lực

Giá dầu Brent đã giảm khoảng 10,5% kể từ đầu tháng 7/2018, khi Mỹ và Trung Quốc áp thuế quan đối với hàng chục tỷ USD hàng hóa nhập khẩu của nhau. Sở dĩ giá dầu thô sụt giảm mạnh là do các nhà đầu tư lo ngại cuộc chiến thương mại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế thế giới, qua đó sẽ làm giảm nhu cầu tiêu thụ dầu, đặc biệt ở Trung Quốc- quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất trên thế giới.

Có thể bạn quan tâm

  • Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Kỳ I: Đối sách của Việt Nam

    Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Kỳ I: Đối sách của Việt Nam

    11:10, 14/07/2018

  • Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung (kỳ 2):p/Mấu chốt là công nghệ cao

    Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung (kỳ 2): Mấu chốt là công nghệ cao

    11:02, 19/07/2018

  • Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung (Kỳ 3): Ai phải nhượng bộ?

    Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung (Kỳ 3): Ai phải nhượng bộ?

    11:04, 21/07/2018

  • Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ tác động thế nào tới kinh tế Việt Nam?

    Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ tác động thế nào tới kinh tế Việt Nam?

    11:10, 20/07/2018

  • Hậu quả khó lường từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

    Hậu quả khó lường từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

    05:50, 25/03/2018

Bên cạnh việc OPEC tăng sản lượng 1 triệu thùng/ngày, các nhà sản xuất dầu mỏ của Mỹ cũng đã và đang tăng mạnh sản lượng dầu đá phiến. Sản lượng dầu của Mỹ đã tăng lên mức cao kỷ lục 10,9 triệu thùng/ngày. Điều này cũng đã và đang tác động tiêu cực đến giá dầu mỏ. Giới chuyên gia dự báo giá dầu thô Brent sẽ giảm xuống 60 USD/thùng vào cuối năm 2018.

Chủ động ứng phó

Việt Nam đang là quốc gia xuất khẩu dầu thô và doanh thu từ hoạt động này chiếm khoảng 7- 8% nguồn thu hàng năm của ngân sách Nhà nước (NSNN).

PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, Trưởng bộ môn Quản trị tài chính quốc tế- Học viện tài chính cho rằng, nếu giá dầu thô tiếp tục sụt giảm do tác động từ chiến tranh thương mại, sẽ chỉ dẫn đến giảm nguồn thu NSNN ở mức độ nhất định. Bởi tỷ lệ 7-8% là không đáng kể so với tổng thu NSNN.

Chuyên gia kinh tế Bùi Trinh cho rằng, Chính phủ cần chuẩn bị cho một kịch bản giá dầu giảm mạnh và có thể kéo dài để lập các kế hoạch thu - chi ngân sách phù hợp nhằm tránh tác động tiêu cực từ biến động giá dầu.

"Trong tình hình chiến tranh thương mại đang có những diễn biến phức tạp, việc chuẩn bị sẵn một kịch bản ứng phó chung là rất khó. Do đó, Chính phủ có thể cân nhắc đến kế hoạch giảm tỷ trọng dầu thô trong tổng thu ngân sách, cũng như có các chính sách điều hành giá xăng dầu hợp lý để giúp nền kinh tế phát triển bền vững, hạn chế ảnh hưởng từ các cú sốc giá dầu thế giới", ông Trinh nói.

Cẩm Anh