Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ tác động thế nào tới kinh tế Việt Nam?

Huyền Trang - Khắc Lãng 20/07/2018 11:10

TS Nguyễn Đình Cung khẳng định nền kinh tế Việt Nam sẽ không chịu tác động quá nhiều từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

Sáng 20/7, tại Hà Nội, Viện nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Hội thảo Kinh tế Việt Nam: Cải cách về triển vọng trong một thế giới nhiều biến động.

Có thể bạn quan tâm

  • ADB: Châu Á - Thái Bình Dương tăng trưởng ổn định bất chấp chiến tranh thương mại

    04:30, 20/07/2018

  • Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung gây rủi ro cho tăng trưởng châu Á

    13:51, 19/07/2018

  • Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Áp lực cho nông sản Việt

    11:14, 15/07/2018

  • Lối thoát nào cho chiến tranh thương mại Mỹ- Trung?

    11:10, 14/07/2018

  • Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Kỳ I: Đối sách của Việt Nam

    11:10, 14/07/2018

Còn nhiều băn khoăn về tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nửa đầu 2018

Ông Nguyễn Anh Dương - Phó Trưởng ban Chính sách kinh tế vĩ mô, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho hay, kinh tế Việt Nam nửa đầu 2018 trôi qua với nhiều điểm sáng. “Đà tăng trưởng kinh tế được duy trì, gắn với chuyển biến về môi trường kinh doanh, niềm tin của doanh nghiệp trong nước và có vốn đầu tư nước ngoài được củng cố. Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm không dựa vào mở rộng tiền tệ; Cán cân thương mại tiếp tục thặng dư. Tăng trưởng kinh tế chưa kéo theo áp lực lạm phát theo chu kỳ, do ít có tác động của mở rộng tiền tệ và tài khóa”, ông Dương nói.

Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế đạt 7,08% trong 6 tháng đầu năm, mức cao nhất trong 6 tháng đầu năm kể từ 2011. Kết quả này giúp giảm áp lực điều hành trong 6 tháng cuối năm nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm. Kinh tế Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn mở rộng trong chu kỳ tăng trưởng. Tuy vậy, tăng trưởng GDP cũng chưa có dấu hiệu “quá nóng”.

Ông Nguyễn Anh Dương, Phó Trưởng ban Chính sách kinh tế vĩ mô, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho hay kinh tế Việt Nam nửa đầu 2018 trôi qua với nhiều điểm sáng.

Ông Nguyễn Anh Dương - Phó Trưởng ban Chính sách kinh tế vĩ mô, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho hay kinh tế Việt Nam nửa đầu 2018 trôi qua với nhiều điểm sáng.

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản phục hồi rõ rệt, tăng 3,99% trong quý II/2018 và 3,93% trong 6 tháng đầu năm 2018; tuy nhiên, ngành hàng này vẫn còn đối diện với hai thách thức lớn: EU vẫn giữ "thẻ vàng" đối với thủy sản và Trung Quốc có khả năng tăng yêu cầu chất lượng đối với hàng nông sản. Tăng trưởng của khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 8,46%, với điểm sáng là tăng trưởng cao của công nghiệp chế biến, chế tạo và giảm sự phụ thuộc vào khu vực khai khoáng. Tăng trưởng khu vực dịch vụ đạt 7,3% - mức cao nhất trong cùng thời kỳ kể từ 2010.

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 6 tháng đầu năm tăng 3,29% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản vẫn ổn định ở mức thấp, trung bình tăng 1,35% trong 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Diễn biến lạm phát trong 6 tháng đầu năm ít chịu áp lực từ các yếu tố tiền tệ hay tổng cầu, chủ yếu xuất phát từ các yếu tố “chi phí đẩy”. Áp lực lạm phát trong những tháng cuối năm vẫn rất đáng lưu tâm. Yêu cầu xử lý áp lực lạm phát hiện nay cũng tương đối giống năm 2008 (dù khác mức độ) do còn rủi ro suy giảm kinh tế dưới tác động của các yếu tố bên ngoài.

Tuy vậy, theo đại diện Viện CIEM cũng khẳng định rằng, kết quả kinh tế - xã hội trong quý IV/2017 và quý I/2018 còn nhận được một vài ý kiến nghi ngại, đặc biệt là về chất lượng tăng trưởng và áp lực lạm phát. Rủi ro suy giảm kinh tế cũng được đề cập nhiều hơn, chủ yếu do lo ngại về diễn biến chu kỳ tăng trưởng và diễn biến khó lường của căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc.

“Vẫn còn không ít băn khoăn về tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế trong nửa đẩu năm 2018. Trong đó phải kể đến: Mức độ chuyển biến về chất lượng tăng trưởng còn chưa thực sự rõ nét, áp lực lạm phát còn hiện hữu, khả năng duy trì đà cải cách kinh tế vi mô nói chung và cải cách môi trường kinh doanh nói riêng là một dấu hỏi lớn”, ông Dương nói.

Từ đó, đại diện CIEM đưa ra đưa ra cảnh báo về diễn biến kinh tế vĩ mô trong 6 tháng cuối năm có thể chịu ảnh hưởng của một số yếu tố: căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc còn diễn biến khó lường, các tranh chấp địa chính trị vẫn hiện hữu ở nhiều khu vực, đặc biệt là ở châu Á – Thái Bình Dương, lộ trình tăng lãi suất ở Mỹ có thể bất định hơn, việc hoàn tất các thủ tục cho phê chuẩn các hiệp định thương mại tự do có thể kéo theo một số tác động tích cực đối với dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Việt Nam không chịu ảnh hưởng quá nhiều từ chiến tranh thương mại

Tại hội thảo, một vấn đề này gây chú ý là tác động của nền kinh tế trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang diễn ra.

Về vấn đề này TS Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương khẳng định, tác động trực tiếp của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung tới kinh tế Việt Nam là chưa nhiều.

Về vấn đề này TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương khẳng định tác động trực tiếp của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung tới kinh tế Việt Nam là chưa nhiều.

TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương khẳng định: Tác động trực tiếp của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung tới kinh tế Việt Nam là chưa nhiều.

Về tác động đầu tư, theo quan điểm của ông Cung, tác động của chiến tranh thương mại tới hoạt động đầu tư, trong đó có đầu tư gián tiếp ở Việt Nam chưa nhiều.

Về vấn đề chuyển đối thương mại, nhiều quan điểm tỏ ra lo ngại về tình trạng hàng Trung Quốc tràn sang Việt Nam, tuy nhiên, ông Cung cho rằng, những mặt hàng Mỹ áp Trung Quốc lại lớn là các mặt hàng công nghệ cao mà ở Việt Nam chưa có nhu cầu.

Sáng 20/7, tại Hà Nội, Viện nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Hội thảo Kinh tế Việt Nam: Cải cách về triển vọng trong một thế giới nhiều biến động.

Sáng 20/7, tại Hà Nội, Viện nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Hội thảo Kinh tế Việt Nam: Cải cách về triển vọng trong một thế giới nhiều biến động.

Ngoài ra, theo đánh giá, tác động chiến tranh thương mại Mỹ-Trung có thể khiến các công ty Hoa Kỳ bố trí lại cơ cấ sản xuất, chuyển đầu tư ra khỏi Trung Quốc trên quy mô lớn. Tuy nhiên, về phía tác động cũng như cơ hội cho Việt Nam thì ông Cung cho rằng Việt Nam sẽ không có quá nhiều cơ hội thì quá trình này.

“Chiến tranh thương sẽ làm cho các công ty Mỹ rời ra khỏi Trung Quốc nhanh hơn nhưng dự đoán rằng phần lớn các nhà sản xuất lại đang dần chuyển về Mỹ, rất ít công ty chọn Việt Nam làm điểm đến vì phần lớn những ngành nghề rút ra khỏi Trung Quốc đề là những ngành nghề đòi hỏi có lực lượng lao động tiên tiến. Nếu vào Việt Nam thì Việt Nam cũng không đủ hấp thụ được bởi chúng ta đang thiếu nguồn lao động nhân công chất lựng cao”, ông Cung nói.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ tác động thế nào tới kinh tế Việt Nam?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO