Mỹ khó giành phần thắng trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc?
Mục đích chính của Trump khi phát động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc là cải thiện cán cân thương mại song phương. Thế nhưng, việc này xem ra khó thành hiện thực.
Trump phát động căng thương thương mại với tất cả các quốc gia bằng 25% thuế nhập khẩu thép và 10% thuế nhập khẩu nhôm. Đây chỉ là cái cớ để chính quyền Trump mở ra cuộc chiến tranh thương mại toàn diện với Trung Quốc.
Vừa qua, Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) đã đạt được một số thỏa thuận tạm thời đẩy lùi căng thẳng thương mại giữa 2 bên. Nếu Mỹ và EU dàn xếp được những bất đồng thương mại hiện nay, thì Mỹ chủ yếu chỉ còn “chiến đấu” với Trung Quốc trong cuộc chiến này. Tất nhiên, những bất đồng thương mại giữa Mỹ với Canada và Mexico vẫn sẽ còn âm ỉ cho tới khi việc đàm phán lại Hiệp định tự do Bắc Mỹ (NAFTA) kết thúc.
Có thể bạn quan tâm
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tiếp tục gia tăng căng thẳng
17:44, 05/08/2018
Dầu mỏ - “con bài” của Mỹ hay Trung Quốc trong chiến tranh thương mại?
11:00, 02/08/2018
Bài học từ cuộc chiến tranh thương mại trong lịch sử
04:30, 28/07/2018
Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung (kỳ IV): Rủi ro từ biến động giá dầu
11:01, 27/07/2018
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung (Kỳ 3): Ai phải nhượng bộ?
11:04, 21/07/2018
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ảnh hưởng thế nào đến kinh tế Hải Phòng?
17:39, 20/07/2018
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ tác động thế nào tới kinh tế Việt Nam?
11:10, 20/07/2018
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung gây rủi ro cho tăng trưởng châu Á
13:51, 19/07/2018
Lối thoát nào cho chiến tranh thương mại Mỹ- Trung?
11:10, 14/07/2018
Vậy với cục diện hiện nay, quốc gia nào sẽ giành phần thắng trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung? Để nhận định viễn cảnh phức tạp này, có thể xem xét một số khía cạnh. Thứ nhất, nếu đầu tư tiếp tục tăng mạnh hơn tiết kiệm nội địa, thì Mỹ sẽ buộc phải thu hút đầu tư nước ngoài và mức thâm hụt thương mại của nước này sẽ càng “phình to”. Hơn nữa, kế hoạch cải cách thuế của chính quyền Trump đã và đang làm cho tình trạng thâm hụt ngân sách liên bang càng nghiêm trọng hơn, có thể vượt ngưỡng 1.000 tỷ USD vào năm 2020, dù kết quả cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung sẽ như thế nào.
Thứ hai, kết cục được Trump kỳ vọng nhất trong cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc là cải thiện cán cân thương mại song phương giữa 2 nước bằng cách tăng lượng thâm hụt thương mại tương ứng với các quốc gia khác. Theo đó, Mỹ sẽ xuất khẩu thêm khí đốt và nhập khẩu ít máy giặt hơn từ Trung Quốc, nhưng ngược lại xuất khẩu ít khí đốt và nhập khẩu nhiều mặt giặt hoặc các hàng hóa hơn từ các quốc gia khác. Tuy nhiên, do Mỹ chủ động can thiệp vào thị trường, nên sẽ phải trả nhiều hơn cho nhập khẩu và thu ít hơn từ xuất khẩu. Do đó, cán cân thương mại của Mỹ vẫn bị thâm hụt nặng nề.
Thứ ba, Mỹ đang đối mặt với vấn đề khá nghiêm trọng, đó là tiết kiệm quốc gia ở mức khá thấp. Nếu chính quyền Trump không tìm cách nâng cao tiết kiệm quốc gia, thì khó giảm được thâm hụt thương mại đa phương.
Thứ tư, việc Mỹ nỗ lực giảm thâm hụt cán cân thương mại với Trung Quốc là rất khó khăn. Bởi nhu cầu hàng hóa của Trung Quốc đang giảm, đồng nhân dân tệ đáng suy yếu dù không có sự can thiệp của chính phủ Trung Quốc. Điều này đã phần nào giảm được những tác động tiêu cực từ chính sách thuế quan bảo hộ của chính quyền Trump, đồng thời cũng giúp nâng cao sức cạnh tranh của Trung Quốc trên thị trường quốc tế. Dù hàng hóa Trung Quốc bị chặn khi xuất khẩu vào Mỹ, nhưng Trung Quốc vẫn đẩy mạnh xuất khẩu sang các quốc gia khác.
Thứ năm, nếu Trung Quốc can thiệp thị trường mạnh mẽ hơn và đáp trả lại Mỹ gay gắt hơn bằng các biện pháp thuế quan, thì cán cân thương mại Mỹ- Trung sẽ được cải thiện không đáng kể.
Thứ sáu, Trung Quốc đang hướng tới mô hình tăng tăng trưởng kinh tế dựa vào nhu cầu trong nước, thay vì đầu tư và xuất khẩu. Do đó, các biện pháp thuế quan bảo hộ của Mỹ xem ra không có nhiều tác dụng.
Thứ bảy, nếu mục tiêu sâu xa của Trump trong việc gây chiến tranh thương mại với Trung Quốc là ngăn chặn quốc gia này thực hiện chiến lược “Made in China 2025”, thì GS. Joseph Stiglitz, Chuyên gia kinh tế trưởng của Học viện Roosevelt, Trump có thể đã thất bại. Bởi, hành động của Trump sẽ càng thôi thúc Trung Quốc quyết tâm đổi mới công nghệ, vì họ nhận ra mình không thể dựa vào Mỹ.
Thứ tám, khi bước vào cuộc chiến, dù quân sự hay thương mại, rất cần những vị tướng giỏi, có chiến lược rõ ràng và quan trọng hơn là thuận lòng dân. Tuy nhiên theo GS. Joseph Stiglitz, trong cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc, đội ngũ tham mưu của Trump rất bình thường, trong khi phần lớn người dân Mỹ không ủng hộ cuộc chiến này, nhất là những người nông dân.
Làn sóng phản đối của người dân Mỹ đối với cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục gia tăng, nếu họ nhận ra rằng họ đang chịu thiệt hại nặng nề từ cuộc chiến này, như mất việc làm không chỉ do Trung Quốc trả đũa, mà do thuế quan của Mỹ làm tăng giá nguyên liệu đầu vào, khiến hàng xuất khẩu của Mỹ kém cạnh tranh hơn; họ phải mua hàng nhập khẩu đắt hơn… Điều đó sẽ làm cho lạm phát gia tăng, buộc FED phải tăng lãi suất, khiến tăng trưởng kinh tế Mỹ sụt giảm, dẫn đến thất nghiệp gia tăng…
Với những lập luận như trên, nhiều khả năng chính quyền Trump sẽ khó giành phần thắng trong cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc.