Dòng vốn đầu tư quốc tế đang chảy về đâu?

Ngọc Anh 18/08/2018 07:10

Theo SSI, kinh tế Mỹ khả quan, FED tăng lãi suất, chiến tranh thương mại… đã và đang khiến dòng vốn đầu tư chảy từ các thị trường mới nổi (EM) sang Mỹ.

Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung leo thang đã và đang khiến dòng vốn chảy vào Mỹ.

Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung leo thang đã và đang khiến dòng vốn chảy vào Mỹ.

Khó lan rộng chiến tranh thương mại

Cuộc chiến tranh thương mại không chỉ còn giới hạn giữa Mỹ và Trung Quốc, mà trên thực tế đã lan sang cả Thổ Nhĩ Kỳ. Theo SSI, xuất phát điểm của chiến tranh thương mại Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ không giống với Trung Quốc. Chỉ từ một vụ án liên quan đến một công dân Mỹ bị bắt tại Thổ Nhĩ Kỳ vì tội tham gia đảo chính, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định tăng gấp đôi thuế thép, nhôm đối với Thổ Nhĩ Kỳ, và nước này cũng đáp trả lại bằng thuế suất lên đến 120% với ô tô từ Mỹ.

Có thể bạn quan tâm

  • Cẩn trọng với mọi biến cố từ chiến tranh thương mại

    Cẩn trọng với mọi biến cố từ chiến tranh thương mại

    06:00, 18/08/2018

  • Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung:p/“Kẻ tám lạng, người nửa cân”

    Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung: “Kẻ tám lạng, người nửa cân”

    11:00, 17/08/2018

  • Hai kịch bản chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

    Hai kịch bản chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

    13:30, 10/08/2018

  • Nội bộ Trung Quốc

    Nội bộ Trung Quốc "rạn nứt" vì chiến tranh thương mại

    11:00, 10/08/2018

  • Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tiếp tục gia tăng căng thẳng

    Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tiếp tục gia tăng căng thẳng

    17:44, 05/08/2018

  • Dầu mỏ - “con bài” của Mỹ hay Trung Quốc trong chiến tranh thương mại?

    Dầu mỏ - “con bài” của Mỹ hay Trung Quốc trong chiến tranh thương mại?

    11:00, 02/08/2018

  • Thổ Nhĩ Kỳ có

    Thổ Nhĩ Kỳ có "gượng dậy" sau cuộc khủng hoảng tiền tệ?

    11:01, 17/08/2018

  • Thổ Nhĩ Kỳ vẫn “bí” lối thoát khủng hoảng tiền tệ

    Thổ Nhĩ Kỳ vẫn “bí” lối thoát khủng hoảng tiền tệ

    17:00, 16/08/2018

  • Thổ Nhĩ Kỳ

    Thổ Nhĩ Kỳ "chìm sâu" vào cuộc khủng khoảng tài chính

    11:02, 13/08/2018

Xét về quy mô kinh tế, Thổ Nhĩ Kỳ rất nhỏ so với Trung Quốc. GDP của Thổ Nhĩ Kỳ năm 2017 là 851 tỷ USD, chỉ chiếm 1,37% GDP toàn cầu, trong khi Trung Quốc là 12,2 nghìn tỷ USD, chiếm tới 19,7%. Trong khi đó, thương mại Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ cũng rất khiêm tốn, Mỹ xuất khẩu 9,7 tỷ USD và nhập khẩu 9,4 tỷ USD từ Thổ Nhĩ Kỳ trong năm 2017. Mặc dù vậy, khi chiến tranh thương mại nổ ra, Thổ Nhĩ Kỳ đã phải chịu thiệt hại vô cùng lớn. Đồng Lira đã mất giá 21% chỉ riêng trong tháng 8, buộc Thổ Nhĩ Kỳ đã phải tìm đến trợ giúp từ Quatar và Trung Quốc.

Ngược lại, Mỹ và EU đang xúc tiến đàm phán để đạt được thỏa thuận thương mại. Hòa giải với EU càng làm rõ thêm mục đích của Mỹ là tập hợp lực lượng để tăng sức ép lên Trung Quốc. Đạo luật chi tiêu quốc phòng được Trump ký vừa qua đã tăng ngân sách quốc phòng của Mỹ lên 717 tỷ USD với mục tiêu chính là tăng cường sức mạnh quân sự nhằm vào Trung Quốc. 

Như vậy có thể thấy chiến tranh thương mại có thể lan rộng nhưng không đi đến kết cục toàn cầu. Chỉ những quốc gia nào thể hiện sự đối nghịch về chính trị và lợi ích trực tiếp với Mỹ mới có thể  bị rơi vào vòng xoáy chiến tranh thương mại với Mỹ.

Đồng EUR và GBP đã lao dốc mạnh khi căng thẳng Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ leo thang do mối liên hệ giữa các ngân hàng châu Âu đến các khoản vay của Thổ Nhĩ Kỳ.

Giới chuyên gia cho rằng, rủi ro từ Thổ Nhĩ Kỳ không lây lan trực tiếp sang các nền kinh tế mới nổi mà gián tiếp qua việc làm đồng USD lên giá và gia tăng gánh nặng tâm lý vốn đã rất lo ngại chiến tranh thương mại cũng như tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc.

Dòng vốn chảy về Mỹ

Theo SSI, dòng vốn tiếp tục có dấu hiệu bị rút ra khỏi các thị trường EM. Điểm khác biệt so với cuối tháng 6, đầu tháng 7 đó là dòng vốn ra khỏi EM lại dường như đang quay trở lại thị trường phát triển (DM), mà cụ thể là Mỹ do tăng trưởng kinh tế tại Mỹ đang rất khả quan. Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ trong tháng 6 đã rơi xuống 3,9%- mức thấp nhất 20 năm qua, và chỉ số S&P 500 là chỉ số hiếm hoi trên thế giới tăng điểm với mức tăng 6,25% kể từ đầu năm.

Trong 5 tuần gần nhất, có tới 4 tuần liên tiếp dòng vốn chảy vào các quỹ đầu tư của Mỹ với tổng số tiền 14,3 tỷ USD. Ngược lại, các thị trường mới nổi chỉ có duy nhất 1 lần trong 5 tuần gần nhất có dòng vốn đầu tư từ bên ngoài. Tuy nhiên, dòng vốn bị rút ra lên tới 3,8 tỷ USD.

So với các thị trường phát triển còn lại là Tây Âu và Nhật bản, thị trường Mỹ có sức hấp dẫn hơn cả. Dòng vốn đã bị rút ra khỏi các quỹ đầu tư của Tây Âu trong 22 tuần liên tiếp với tổng giá trị lên tới 52 tỷ USD. Cùng thời gian này, các quỹ của Nhật có dòng vốn đầu tư lên tới 14 tỷ USD, còn Mỹ là 20 tỷ USD.

Ở nhóm quỹ thị trường mới nổi toàn cầu (GEM), khá bất ngờ khi trong 2 tuần gần nhất đã lại có dòng vốn đầu tư dù giá trị không đáng kể. Tuy nhiên, đây có thể chỉ là động thái “bắt đáy” trong thời gian ngắn khi chỉ số MSCI EM Index giảm sâu xuất phát từ khủng hoảng Thổ Nhĩ Kỳ. Nhóm quỹ khu vực Châu Á và Châu Mỹ Latin trong 2 tuần đó vẫn tiếp tục có dòng vốn bị rút ra. Đáng chú ý là vào tuần đầu tháng 8, dòng vốn bị rút ra khỏi toàn bộ thị trường Châu Mỹ Latin đã tăng lên mức cao nhất 3 năm.  

Lịch sử tiếp tục lặp lại?

Theo SSI, dòng vốn trên toàn cầu liên tục dịch chuyển để tìm kiếm cơ hội sinh lời. “Dòng tiền sẽ tập trung vào các tài sản được đánh giá có lợi suất cao nhất trên một đơn vị rủi ro. Trong con mắt của giới đầu tư thì thị trường EM luôn có rủi ro cao hơn thị trường DM và lịch sử đã cho thấy một số lần dòng vốn rời khỏi EM để chuyển về DM khi rủi ro gia tăng”, SSI cho biết.

Lần đầu tiên là trước và trong năm 2015 khi FED chuẩn bị tăng lãi suất. FED nâng lãi suất đe dọa tăng chi phí vốn và làm đồng USD lên giá, 2 yếu tố khiến tài sản của EM trở nên rủi ro hơn.

Lần thứ 2 là sau khi ông Donald Trump thắng cử. Với chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của Trump, giới đầu tư kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp Mỹ sẽ cao, vì vậy tài sản của Mỹ sẽ trở nên hấp dẫn. Giới đầu tư cũng dự báo đồng USD sẽ lên giá bởi Trump là người ủng hộ thắt chặt tiền tệ.

Dấu hiệu của lần thứ 3 đang hiện rõ, bắt đầu từ tháng 4/2018 khi khả năng FED nâng lãi suất nhanh hơn dự kiến khiến đồng USD tăng mạnh. Tiếp theo, từ tháng 6 xuất hiện rủi ro chiến tranh thương mại.

Dòng vốn đã bị rút khỏi EM trong 4 tháng liên tiếp và khó dừng lại trong tương lai gần. Dòng vốn quay trở lại Mỹ ngày một rõ và như những gì diễn ra trong 4 tuần vừa qua, rất có thể giới đầu tư đã hoặc sẽ quyết định dừng chân ở thị trường Mỹ.

Khi cơ hội ở một thị trường lớn, quen thuộc và ít rủi ro là Mỹ đang nổi lên song song với chính sách thắt chặt tiền tệ của FED, cơ hội gọi vốn cho các thị trường mới nổi sẽ ngày càng trở nên eo hẹp.

Ngọc Anh