Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung: “Kẻ tám lạng, người nửa cân”

HÀN DIỆU MY 17/08/2018 11:00

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung đang ngày càng nóng lên từng ngay khi từ ngày 23/8 tới đây, hai bên sẽ thực hiện áp thuế bổ sung 25% đánh vào 16 tỷ USD hàng hóa của nhau.

Hai quốc gia này vẫn đang tiếp tục “ăn miếng, trả miếng”, mà chưa biết đến khi nào kết thúc. Một số nhà quan sát cho rằng, Bắc Kinh đã quyết định tung quân “át chủ bài” để tạo uy tín cho Chủ tịch Tập Cận Bình tại Hội nghị Bắc Đới Hà. Theo đó, Chính quyền Trung Quốc đã lựa chọn giải pháp “bắn phát súng lớn LNG” (khí thiên nhiên hoá lỏng) và chấp nhận những rủi ro về khả năng “hỏa lực” còn lại ít.

p/Từ ngày 23/8 sắp tới, Mỹ và Trung Quốc sẽ áp thuế bổ sung 25% đối với 16 tỷ USD hàng hóa của nhau. (Tổng thống Mỹ ký quyết định áp gói thuế quan trị giá 50 tỷ USD đối với hàng hóa của Trung Quốc. Ảnh: AFP)

Từ ngày 23/8 sắp tới, Mỹ và Trung Quốc sẽ áp thuế bổ sung 25% đối với 16 tỷ USD hàng hóa của nhau. (Tổng thống Mỹ ký quyết định áp gói thuế quan trị giá 50 tỷ USD đối với hàng hóa của Trung Quốc. Ảnh: AFP)

Có thể bạn quan tâm

  • Động thái làm hòa của Trung Quốc giữa bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung

    21:47, 16/08/2018

  • ASEAN: “Ngư ông đắc lợi” trong cuộc chiến Mỹ - Trung?

    11:27, 12/08/2018

  • Hai kịch bản chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

    13:30, 10/08/2018

  • Quan hệ thương mại Mỹ - Trung: thời kỳ ăn miếng - trả miếng

    17:12, 08/08/2018

  • Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Cơ hội của cá ngừ Việt

    11:05, 06/08/2018

  • Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tiếp tục gia tăng căng thẳng

    17:44, 05/08/2018

  • Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ảnh hưởng thế nào đến kinh tế Hải Phòng?

    17:39, 20/07/2018

Trump cảm thấy bất ngờ

Sở dĩ nói vậy, bởi Trung Quốc chỉ nhập khoảng 130 tỷ USD hàng hóa Mỹ, trong khi Mỹ nhập khẩu 505 tỷUSD từ Trung Quốc. Chính quyền Trump hiện đã áp đặt hoặc đề xuất đánh thuế trên 250 tỷ USD sản phẩm Trung Quốc, tương đương 50%.

Còn Trung Quốc đang nhắm đến mục tiêu đánh thuế 110 tỷ USD hàng Mỹ, khoảng 80%. Như vậy, kể cả khi đã dùng đến “át chủ bài” thì Washington vẫn còn nhiều mặt hàng để đánh thuế trong khi Bắc Kinh sắp “cạn” các độc chiêu.

Ông Trump cho biết, một trọng điểm sắp tới của ông là ngăn chặn Trung Quốc giành được ưu thế mậu dịch không công bằng. Những người thân cận của Trump nói, sự trả đũa của Trung Quốc đã khiến ông tức giận, đồng thời cũng khiến ông cảm thấy bất ngờ.

Tuy nhiên, ông Trump đã tuyên bố rằng, giữa Mỹ và Trung Quốc rồi sẽ xuất hiện “quan hệ mậu dịch tốt đẹp”, nhưng mối quan hệ này hoàn toàn khác với thời kỳ các tổng thống Mỹ trước đây. Ông Trump muốn thấy Trung Quốc tốt lên và cũng hy vọng chính sách của Trung Quốc sẽ công bằng đối với Mỹ.

Đồng thuận Bắc Đới Hà

Hội nghị Bắc Đới Hà diễn ra vưa qua được đánh giá là một trong những "hội nghị" bí ẩn nhất của Trung Quốc, nơi nhiều quyết sách về đường hướng của đất nước được đưa ra bàn thảo, quyết định. Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung được cho là một trong những nghị trình quan trọng tại hội nghị này.

Đặc biệt là các thông tin về chức vụ mới (Tổ phó Tiểu tổ lãnh đạo Khoa học công nghệ quốc gia) của Phó Thủ tướng Lưu Hạc có thể là tín hiệu về những đồng thuận giữa các lãnh đạo lão thành với các nhà lãnh đạo đương nhiệm của đất nước, cũng như cho thấy các chính sách do ông Tập khởi xướng đã được củng cố trở lại.

 Chính quyền Trump hiện đã áp đặt hoặc đề xuất đánh thuế trên 250 tỷ USD sản phẩm Trung Quốc, tương đương 50%. Còn Trung Quốc đang nhắm đến mục tiêu đánh thuế 110 tỷ USD hàng Mỹ, khoảng 80%. 

Sau khi Mỹ bắt đầu áp thuế quan lên hàng hóa Trung Quốc, nhiều luồng quan điểm từ các học giả uy tín trong nước chỉ trích chính sách của Bắc Kinh đã nổi lên, trong đó nhiều ý kiến cho rằng chiến lược tuyên truyền thổi phồng quá đà về thành tựu công nghệ- quân sự của Trung Quốc đã biến nước này thành mối đe dọa tiềm ẩn đối với Mỹ và phương Tây.

Tờ Nhân dân Nhật báo đã phản bác gay gắt quan điểm cho rằng Trung Quốc sai lầm khi sớm theo đuổi chính sách "xuất đầu lộ diện", một cách nói để chỉ trích việc Bắc Kinh xa rời đường hướng "giấu mình chờ thời" của lãnh đạo Đặng Tiểu Bình.

Không chỉ là vấn đề nhập siêu

Trong số 50 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc bị Mỹ áp thuế, có rất nhiều mặt hàng có hàm lượng kỹ thuật cao nằm trong sáng kiến “Vành đai, Con đường” (BRI). Đồng thời, chính phủ Mỹ cũng đã nghiêm cấm các Cty Trung Quốc đầu tư vào lĩnh vực kỹ thuật cao của Mỹ. Điều này cho thấy vấn đề chủ yếu của cuộc chiến thương mại không chỉ đơn giản nhằm vào việc Mỹ nhập siêu trong thương mại hai bên.

Khi cuộc chiến kỹ thuật bắt đầu xảy ra, ông Trump chọn thời điểm thích hợp để gây khó dễ cho BRI. Mặc dù BRI không liên quan đến nhập siêu, nhưng như ông Trump từng nói: BRI nhằm tạo dựng một “trật tự kinh tế thế giới” do Trung Quốc chủ đạo. Trump đương nhiên không muốn có kế hoạch này, cho nên bước tiếp theo của Mỹ sẽ hạn chế không gian kinh tế, mậu dịch của Trung Quốc.

Nếu Mỹ và Trung Quốc vẫn tiếp tục trả đũa nhau bằng các gói thuế quan có quy mô vừa phải như hiện nay, thì hai quốc gia này vẫn “kẻ tám lạng, người nửa cân”. Tuy nhiên, nếu Trump quyết định áp thuế toàn bộ 505 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, thì quốc gia này sẽ không còn “đạn” để đối phó. Khả năng này ít xảy ra, bởi biện pháp thuế quan của Trump tác động tiêu cực trực tiếp đối với Trung Quốc bao nhiêu, thì cũng ảnh hưởng gián tiếp đến Mỹ bấy nhiêu, nên Trump phải cân nhắc trước khi quyết định.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung: “Kẻ tám lạng, người nửa cân”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO