Trung Quốc có chịu nhượng bộ Mỹ trong đàm phán thương mại sắp tới?
Nhiều chuyên gia cho rằng, vì chiến lược “Made in China 2025”, Trung Quốc có thể sẽ không có nhiều nhượng bộ đối với Mỹ trong các cuộc đàm phán thương mại sắp tới.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Argentina diễn ra vào ngày 30/11 sắp tới. Giới chuyên gia cho rằng, đây là cơ hội để hai nhà lãnh đạo Mỹ - Trung tìm ra giải pháp chấm dứt cuộc chiến thương mại hiện nay.
Tâm điểm là CNY
Mặc dù cuộc đàm phán thương mại Mỹ- Trung vào cuối tháng này chỉ được thực hiện bởi lãnh đạo cấp Thứ trưởng hai nước, nhưng sẽ là tiền đề quan trọng để lãnh đạo cấp cao 2 nước xem xét quyết định xử lý những vấn đề bất đồng thương mại còn tồn tại giữa 2 bên.
Có thể bạn quan tâm
Đàm phán thương mại Mỹ - Trung sắp tới ít có khả năng thành công
04:30, 18/08/2018
Kỳ vọng gì ở cuộc đàm phán thương mại Mỹ- Trung sắp tới?
04:20, 17/08/2018
Mỹ - Trung để ngỏ khả năng đàm phán thương mại
12:05, 13/07/2018
Cẩn trọng với mọi biến cố từ chiến tranh thương mại
06:00, 18/08/2018
Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung: “Kẻ tám lạng, người nửa cân”
11:00, 17/08/2018
Hai kịch bản chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
13:30, 10/08/2018
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tiếp tục gia tăng căng thẳng
17:44, 05/08/2018
Dầu mỏ - “con bài” của Mỹ hay Trung Quốc trong chiến tranh thương mại?
11:00, 02/08/2018
Bài học từ cuộc chiến tranh thương mại trong lịch sử
04:30, 28/07/2018
Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung (kỳ IV): Rủi ro từ biến động giá dầu
11:01, 27/07/2018
Giới chuyên gia cho rằng, nội dung chính mà các quan chức 2 nước có thể được đưa ra mổ xẻ nhiều nhất tại cuộc đàm phán Mỹ- Trung sắp tới có thể là đồng nhân dân tệ (CNY), bởi trước đây Tổng thống Mỹ Donald Trump đã từng cáo buộc Trung Quốc thao túng tiền tệ để tạo lợi thế cho hàng hóa xuất khẩu của quốc gia này trên thị trường quốc tế. Và trên thực tế, đồng CNY đã giảm giá khá mạnh trong thời gian qua, là giảm đáng kể tác động của các biện pháp thuế quan của chính quyền Trump đối với Trung Quốc.
Trong phiên giao dịch ngày 17/8, USD/CNY được giao dịch ở mức 6,89, mức cao nhất kể từ tháng 5/2008. Tính từ đầu năm đến nay, USD đã tăng khoảng 6% so với CNY, trong đó mức tăng lớn nhất được ghi nhận trong khoảng 2 tháng vừa qua.
Tuy nhiên, CNY yếu không hoàn toàn có lợi cho Trung Quốc, mà đã và đang tác động tiêu cực đến kinh tế nước này trên một số phương diện.
Thứ nhất, Trung Quốc đang nhập khẩu phần lớn các linh kiện, phụ tùng từ các quốc gia châu Á để hoàn thiện hàng hóa xuất khẩu của quốc gia này. Do đó, CNY yếu sẽ khiến chi phí sản xuất của doanh nghiệp Trung Quốc tăng lên, làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc trên thị trường quốc tế. Điều này đã và đang được Trung Quốc khắc phục bằng cách gia tăng chuỗi cung ứng sản xuất trong nước.
Thứ hai, CNY yếu sẽ làm gia tăng gánh nặng nợ công cho Trung Quốc, nhất là khi nợ công của quốc gia này hiện đã lên tới khoảng 272% GDP theo ước tính của Ngân hàng UBS.
Mặc dù vậy, Trung Quốc cũng sẽ khó nhượng bộ Mỹ để điều chỉnh tăng giá CNY, bởi làm như vậy, hậu quả từ các biện pháp thuế quan từ chính quyền Trump sẽ càng nghiêm trọng hơn. Mức thiệt hại từ thuế quan sẽ lớn hơn nhiều so với những thiệt hại nói trên.
... và nhiều vấn đề khác
Ngoài đồng CNY, còn một số vấn đề khác đang gây bất đồng giữa Mỹ và Trung Quốc có thể cũng sẽ được đưa ra thảo luận trong cuộc đàm phán sắp tới.
Thứ nhất là vấn đề công nghệ, theo quy định hiện hành của Trung Quốc, nếu doanh nghiệp nước ngoài muốn thâm nhập thị trường Trung Quốc, thì phải thành lập liên doanh với doanh nghiệp bản địa. Quy định này đã bị chính quyền Trump lên án, cáo buộc Trung Quốc ép buộc, đánh cắp bí quyết công nghệ của Mỹ.
Thứ hai, hiện nay Trung Quốc đang dư thừa công suất sản xuất trong nước, nên đã và đang tìm cách đẩy hàng hóa ra thị trường thế giới. Đây cũng được coi là một trong những lý do tại sao Trung Quốc luôn có thặng dư thương mại lớn với các quốc gia khác, nhất là với Mỹ. Thâm hụt thương mại quá lớn của Mỹ với Trung Quốc cũng được cho là nguyên nhân dẫn tới chiến tranh thương mại hiện nay giữa 2 nước.
Thứ ba, Trung Quốc luôn có chính sách trợ cấp, trợ giá cho các doanh nghiệp trong nước để tạo lợi thế cho các doanh nghiệp nội địa chiếm ưu thế trên thị trường quốc tế. Điều này cũng đã bị Mỹ lên án mạnh mẽ trong thời gian qua.
Thứ tư, Trung Quốc đã ban hành quy định các doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ điện toán đám mây tại thị trường Trung Quốc, thì phải đặt máy chủ tại quốc gia này và cơ quan chức năng Trung Quốc có quyền kiểm soát hoạt động này. Điều này đã và đang có nguy cơ làm mất tính bảo mật công nghệ của các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc... Mỹ đã từng kiến nghị WTO chống lại quy định này của Trung Quốc, vì cho rằng điều đó sẽ bất lợi cho các tập đoàn lớn của Mỹ, như Alphabet, Apple, Amazon...
Mặc dù một số nguồn tin cho biết, ông Tập Cận Bình đang thúc giục các cơ quan chức năng phải tìm cách tháo gỡ bất đồng thương mại hiện nay với Mỹ, nhưng những điểm bất đồng nói trên cũng chủ yếu nhằm phục vụ cho chiến lược “Made in China 2025” của Trung Quốc, nhằm đưa nước này trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về công nghệ cao. Bởi vậy, giới chuyên gia cho rằng nhiều khả năng Trung Quốc sẽ không có nhiều nhượng bộ đối với Mỹ về vấn đề này, nhất là trong thời gian trước mắt, Trung Quốc vẫn còn “đạn” để đấu với Mỹ về thuế quan.