Điều gì sẽ xảy ra sau chiến tranh thương mại Mỹ- Trung?
Căng thẳng thương mại Mỹ- Trung được nhiều chuyên gia nhận định chỉ là khởi đầu cho cuộc chiến tranh lạnh mới giữa 2 quốc gia này.
Tại các văn phòng chính phủ, các cơ quan tư vấn chính sách, các trường đại học lẫn các cơ quan thông tin nhà nước ở Mỹ, cuộc tranh luận về chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc đang diễn ra sôi nổi. Mọi người xoay quanh câu hỏi đâu mới chính là động lực hay lý do thực sự của các hành động leo thang thương mại do Washington đã và đang tạo ra trước một Trung Quốc đang ôm “giấc mộng bá chủ”.
Có thể bạn quan tâm
Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung: Ai sẽ chiếm thế thượng phong?
13:00, 22/09/2018
Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung sẽ còn kéo dài
04:30, 22/09/2018
Doanh nghiệp “bẻ lái” né chiến tranh thương mại
11:01, 20/09/2018
Giá dầu thế giới “lao đao” vì chiến tranh thương mại
11:01, 19/09/2018
Chiến dịch “Made in China 2025” lao đao vì chiến tranh thương mại
13:23, 16/09/2018
Kinh tế toàn cầu suy giảm vì chiến tranh thương mại
04:01, 09/09/2018
Dự định áp 200 tỷ USD thuế mới lên Trung Quốc, Trump muốn... nâng tầm chiến tranh thương mại?
07:15, 01/09/2018
Căng thẳng thương mại chưa có điểm dừng
Căng thẳng Mỹ - Trung Quốc bắt đầu từ việc ông Trump chỉ trích các chính sách thương mại không công bằng của Bắc Kinh, trong đó nổi bật là tham vọng thống lĩnh thị trường sản xuất toàn cầu – được núp dưới kế hoạch “Made in China 2025” của Bắc Kinh. Ông Trump khởi động bằng một chiến lược đi ngược lại với tự do thương mại của chính quyền tiền nhiệm, “quét” lệnh đánh thuế với hầu hết các đối tác thương mại lớn, bất chấp các cảnh báo trả đũa. Tuy nhiên, đến lúc này hầu hết các “mũi tên” mà ông Trump định bắn ra đã được thu lại hoặc tạm hoãn, điển hình là “đình chiến” với Liên minh châu Âu (EU), đạt được thỏa thuận thương mại với Mexico... Chỉ còn Trung Quốc là mục tiêu rõ ràng và toàn diện nhất của Washington.
"Chuyện này sẽ kéo dài", tỷ phú Jack Ma - Chủ tịch tập đoàn Alibaba, cảnh báo về chiến tranh thương mại Mỹ - Trung trong một cuộc gặp với các nhà đầu tư tại Hàng Châu, Trung Quốc, hồi đầu tuần trước.
Ông Kevin Rudd- Cựu thủ tướng Australia và là chuyên gia về Trung Quốc, nói trong một cuộc phỏng vấn rằng năm 2018 báo hiệu "khởi đầu của cuộc chiến hoàn toàn khác: cuộc chiến về thương mại, cuộc chiến về đầu tư và về công nghệ giữa hai siêu cường quốc trong thế kỷ 21, mà không biết đâu là điểm dừng".
Những dấu hiệu về hệ lụy đã rõ ràng. Tỷ phú Jack Ma đã rút lại cam kết tạo 1 triệu việc làm ở Mỹ. Trong một cuộc trao đổi với Tân Hoa Xã, ông chủ Alibaba nói rằng: "cam kết được đưa ra dựa trên tiền đề về quan hệ đối tác thân thiện và quan hệ thương mại hợp lý giữa Mỹ và Trung Quốc", một tiền đề mà ông thấy giờ không còn tồn tại nữa. "Thương mại không phải là một thứ vũ khí", ông Jack Ma nói.
Theo New York Times, động thái "ăn miếng trả miếng" mới nhất giữa Mỹ và Trung Quốc khiến khả năng hai bên nhượng bộ càng trở nên mong manh, ít nhất là vào lúc này, khi cả hai đều không muốn đầu hàng và Trung Quốc cố duy trì lập trường cứng rắn, bất chấp nền kinh tế đã đi xuống, điều mà ông Trump rõ ràng xem là khởi đầu để để ép Bắc Kinh làm theo ý mình.
Washington sẽ không kích động chiến tranh thương mại với Trung Quốc để thu lại những lợi ích rất nhỏ về mặt tổng thể hoặc chỉ để làm tổn thương Trung Quốc ở mức độ không thể làm ông Tập Cận Bình lung lay các quyết sách của mình. Rõ ràng cần có một lý giải sâu xa hơn đằng sau các lệnh đánh thuế mà Washington nhắm vào Trung Quốc.
Tín hiệu chiến tranh lạnh Mỹ- Trung?
Theo giới quan sát, phía sau cuộc chiến thương mại là một chiến lược lớn do ông Trump khai sinh và dẫn dắt nhằm ngăn Trung Quốc vươn lên trở thành một cường quốc toàn cầu.
Ông He Weiwen – một cựu quan chức Bộ Thương mại Trung Quốc, hiện là thành viên cao cấp tại Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa, nhận định: “Chính quyền Trump đã cho thấy một điều rõ ràng rằng việc kiểm soát sự phát triển của Trung Quốc là lý do sâu xa hơn phía sau các động thái đánh thuế thương mại của Washington”.
Cựu Thủ tướng Australia Kevin Rudd cho biết: "Trong chính trị nội bộ Trung Quốc, toàn bộ khái niệm 'rút lui' và 'thể diện' cũng quan trọng chẳng kém gì chính trị Mỹ".
Hầu hết cảnh báo về sự manh nha của một cuộc Chiến tranh Lạnh mới xuất phát từ Trung Quốc. Các nhà phân tích Trung Quốc nói Bắc Kinh đã điều chỉnh phản ứng với cuộc chiến thương mại khi căng thẳng ngày càng nóng lên. "Trung Quốc đã thay đổi, từng coi đây chủ yếu là xung đột thương mại nhưng giờ coi đây là một phần trong cuộc cạnh tranh chiến lược", Tờ South China Morning Post dẫn lời ông Vương Dũng, Giám đốc Trung tâm Kinh tế Chính trị Quốc tế thuộc Đại học Bắc Kinh cho biết và nhấn mạnh, giờ đây Trung Quốc đang chuẩn bị cho trận chiến dài hơi, cũng như cho kịch bản tồi tệ nhất là cuộc Chiến tranh Lạnh mới, thậm chí là chiến tranh nóng.
"Đối mặt với thách thức lớn nhất kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, ông Tập Cận Bình phải sớm quyết định làm thế nào để giảm nhẹ hậu quả bất lợi, không chỉ từ cuộc chiến thương mại với Mỹ, mà còn từ cuộc cạnh tranh địa chiến lược Trung - Mỹ dài hơi có thể bùng nổ thành một cuộc Chiến tranh Lạnh mới", ông chuyên gia Bùi Mẫn Hân, Giáo sư tại Đại học Claremont McKenna phân tích trong một bài báo đăng tải trên Asian Nikkei Review.
Cùng lúc đó, theo Financial Times nhận định, việc tái định hình quan hệ chính trị và kinh tế Mỹ - Trung là điều mà các phe phái cả cánh tả lẫn cánh hữu ở Mỹ ủng hộ và đây là nguyên nhân khiến cuộc chiến thương mại trở nên trầm trọng.
Sự đổ vỡ trong quan hệ Trung - Mỹ những năm qua đã gây tổn thất về chiến lược mà không nhiều người ở Bắc Kinh mong đợi. Đây là thực tế dù chính sách đối ngoại của Trung Quốc kể từ năm 2010, nhất là từ khi quốc gia này bồi đắp đảo nhân tạo trên Biển Đông, là nguyên nhân cơ bản khiến mối quan hệ song phương Mỹ- Trung chuyển dần từ can dự sang đối đầu. Và một điều rõ ràng là giờ đây, Mỹ và Trung Quốc không còn đường để đưa mối quan hệ song phương quay trở lại nguyên trạng.