Chính sách bảo hộ của Mỹ gây thiệt hại như thế nào cho Trung Quốc?
Tổng thống Trump quyết tâm định hình lại các thỏa thuận thương mại toàn cầu, đặc biệt với Trung Quốc, nhằm thực hiện chiến lược “Nước Mỹ là trên hết”
Đến nay, chính quyền Trump đã áp đặt thuế quan lên hơn 250 tỷ USD hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc và dĩ nhiên chính quyền ông Tập Cận Bình không dễ bị bắt nạt khi đã có những hành động đáp trả.
Có thể bạn quan tâm
Chiến tranh thương mại (Kỳ cuối): Tìm “bãi đáp” ở đâu?
04:37, 05/10/2018
Chiến tranh thương mại (Kỳ I): Cái sảy có nảy cái ung?
11:06, 04/10/2018
Sản xuất của Trung Quốc "điêu đứng" vì chiến tranh thương mại
04:30, 01/10/2018
Thịt heo Mỹ ồ ạt "chạy" sang Việt Nam để "né" chiến tranh thương mại?
11:00, 27/09/2018
Chứng khoán toàn cầu lại “lao đao” vì chiến tranh thương mại Mỹ- Trung
15:01, 25/09/2018
Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung và “ván bài lật ngửa”
16:27, 24/09/2018
Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung sẽ còn kéo dài
04:30, 22/09/2018
Những kế hoạch đàm phán thương mại sụp đổ gần đây giữa hai cường quốc cho thấy, cả Washington và Bắc Kinh dường như đang chuẩn bị cho một cuộc chiến chưa có hồi kết. Và việc này đã phủ bóng đen lên nền kinh tế toàn cầu.
Trong một cuộc thăm dò ý kiến mới đây của hãng tin Reuters, tất cả 70 chuyên gia kinh tế đều cho rằng tranh chấp thương mại giữa hai nền kinh tế thế giới có ảnh hưởng xấu đối với tăng trưởng kinh tế Mỹ, cũng như khiến kinh tế Trung Quốc chìm sâu vào bất ổn.
Theo Reuters, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đã chững lại và những dữ liệu thương mại trong tháng 9 vừa qua cho thấy xuất khẩu của quốc gia này chỉ tăng 9,1%, thấp hơn mốc 9,8% trong tháng 8. Trong khi đó, tăng trưởng trong lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc đã chững lại trong tháng 9 khi mà các mức cầu trong nước và nước ngoài đang có dấu hiệu yếu dần. Một cuộc thăm dò cuối tháng 9 cho thấy áp lực gia tăng đối với các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc khi mà các đòn trừng phạt thuế quan dường như đang gây ra những hậu quả nặng nề lên nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
Ngoài ra, thị trường tài chính Trung Quốc cũng rơi vào tình trạng bất ổn, các vụ vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp liên tục xảy ra, chứng khoán sụt giảm...
Trước thực trạng này, Trung Quốc đang áp dụng các chính sách hỗ trợ cho nền kinh tế nước này bằng các biện pháp kích cầu. Các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc đã tìm cách giảm chi phí tài chính, đẩy mạnh việc giải ngân vốn cho các doanh nghiệp nhỏ, hay cắt giảm thuế cho các doanh nghiệp nội địa… Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC), lần thứ 3 đã cắt giảm tỷ lệ dự trữ của các ngân hàng trong hệ thống trong năm nay để tăng tính thanh khoản.
Một chuyên gia kinh tế của Credit Agricole nhận định: “Chắc chắn chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ dẫn tới việc gần như hàng của Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ sẽ đối mặt với mức thuế suất lên tới 25% vào năm 2019, cũng như hàng của Mỹ xuất sang Trung Quốc cũng sẽ phải chịu các mức thuế quan cao hơn. Việc này có thể làm tăng áp lực lạm phát tại Mỹ, khiến FED phải tiếp tục đẩy mạnh tăng lãi suất".