Cần sớm có khung pháp lý cho vay ngang hàng

Cẩm Anh thực hiện 15/11/2018 16:50

Do chưa có hành lang pháp lý, nên cho vay ngang hàng (P2P) đã và đang tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả người đi vay và người cho vay.

Báo Diễn đàn Doanh nghiệp đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng về vấn đề này.

- Ông đánh giá như thế nào về hoạt động P2P?

Ngoài những lợi ích thiết thực, P2P đang tiềm ẩn rủi ro lớn. Nhiều tổ chức, cá nhân có thể lợi dụng hình thức này để cho vay với lãi suất cắt cổ hoặc có những thủ đoạn chiếm dụng tài sản. Mặt khác, P2P chưa phải tuân thủ các quy định về giám sát, kiểm soát chặt chẽ như với các TCTD hay Cty quản lý đầu tư. Hành lang pháp lý chưa có hoặc chưa đầy đủ nên khi xảy ra rủi ro, các bên liên quan không chịu trách nhiệm hoặc không được giải quyết đền bù dẫn đến tình trạng thất thoát tài sản cao.

Có thể bạn quan tâm

  • Bạn đã hiểu về cho vay ngang hàng-Vay tiền không cần ngân hàng

    Bạn đã hiểu về cho vay ngang hàng-Vay tiền không cần ngân hàng

    07:03, 02/11/2018

  • Cho vay ngang hàng: Quản hay cấm?

    Cho vay ngang hàng: Quản hay cấm?

    05:25, 12/10/2018

  • Cho vay ngang hàng: Mô hình nhiều rủi ro

    Cho vay ngang hàng: Mô hình nhiều rủi ro

    06:30, 10/10/2018

  • "Chìa khóa" mở cho vay ngang hàng

    17:10, 05/09/2018

  • Rủi ro tiềm ẩn từ cho vay ngang hàng

    Rủi ro tiềm ẩn từ cho vay ngang hàng

    11:01, 29/07/2018

Chưa kể, khi đối tượng vay là người nước ngoài có nguy cơ đẩy lượng ngoại hối ra bên ngoài. Tuy nhiên điều này chỉ có thể thực hiện được khi các bên vay tiến hành cho vay bằng các đồng tiền kỹ thuật số như bitcoin...

- Xin ông cho biết các quốc gia trên thế giới quản lý hoạt động P2P như thế nào?

P2P là một hình thức tín dụng mới nên các nước vẫn đang lúng túng trong câu chuyện quản lý. Trung Quốc là quốc gia có quy mô phát triển P2P nhanh nhất. Tuy nhiên, sự thiếu kiểm soát của Trung Quốc đã dẫn đến việc hàng loạt sàn giao dịch P2P sụp đổ hoặc biến mất. Do đó, chính phủ Trung Quốc buộc phải siết chặt hoạt động này. Theo đó, từ tháng 6/2018, các Cty cho vay P2P chỉ được chấp thuận những giao dịch trị giá không quá 1 triệu CNY cho cá nhân và 5 triệu CNY cho doanh nghiệp và đặc biệt phải được giám sát bởi các ngân hàng. Ngoài ra, nếu những người vay tiền qua sàn P2P chây ì trả nợ sẽ bị đưa vào danh sách đen trong hệ thống xếp hạng tín dụng Trung Quốc.

Đây cũng là bài học lớn cho Việt Nam khi xây dựng khung quản lý cho P2P. Theo đó, cần sớm nghiên cứu để có biện pháp quản lý kịp thời, tránh những trường hợp chậm kiểm soát như tại Trung Quốc.

- Theo ông, Việt Nam nên ứng xử như thế nào đối với P2P? ông có khuyến cáo gì với người đi vay và cho vay P2P?

Đầu tiên Việt Nam phải xây dựng khung pháp lý hoàn thiện. Trong đó, quy rõ trách nhiệm của bên cho vay và đi vay, cũng như quyền lợi mỗi bên, những quy định về lãi suất, và những điều kiện ràng buộc khác.

Với các cá nhân và doanh nghiệp cho vay, cần phải có sự kiểm soát và tính toán cụ thể và hợp lý. Đơn vị trung gian cung cấp nền tảng công nghệ P2P không được phép huy động, rồi cho vay.

Do đó, khi chưa có một khung pháp lý để điều chỉnh, thì cả người đi vay và người cho vay đều đối mặt với nhiều rủi ro khi họ không nhận được sự bảo vệ của pháp luật trong trường hợp có tranh chấp xảy ra.

Tóm lại, Việt Nam không nên cấm P2P, vì đây là xu hướng tất yếu của công nghệ, vấn đề đặt ra là cần sớm có khung pháp lý để quản lý P2P.

Cẩm Anh thực hiện