"Chìa khóa" mở cho vay ngang hàng

Lê Mỹ 05/09/2018 17:10

Fintech, với các kết nối đưa giải pháp cho vay ngang hàng (P2P Lending), theo ông Lưu Tường Bách, Chủ tịch HĐQT Megalend, sẽ giải quyết phần nào nhu cầu tín dụng tiêu dùng.

Nhu cầu tín dụng với các khoản vay nhỏ của các hộ sản xuất, nông hộ, gia đình… trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt ở vùng sâu, vùng nông thôn tại Việt Nam, rất cao.

Theo tính toán của World Bank tính đến cuối 2017, hơn 50% dân số Việt Nam chưa tiếp cận được ngân hàng. Trong khi đó, đa phần doanh nghiệp trong nước thuộc loại vừa và nhỏ (SMEs) lại có đến 30% xem việc tiếp cận vốn tín dụng là trở ngại lớn nhất trên con đường mở rộng và phát triển kinh doanh.

“Thử hình dung ở nhiều khu vực nông thôn, vùng sâu xa, việc đi lại đến tận từng hộ gia đình là rất khó khăn. Có nơi phải đi cả trăm km đường đất và thậm chí sình lầy từ nơi gia đình sinh sống, sản xuất đến nơi có điểm giao dịch ngân hàng. Các giao dịch viên ngân hàng theo mô hình truyền thống sẽ khó đáp ứng được nhu cầu tín dụng, thẩm định, tư vấn cho vay hoặc thậm chí nhận tiền gửi… tại các điểm như vậy", ông Lưu Tường Bách chia sẻ.

Đáng chú ý theo thống kê, có đến hơn 60% doanh nghiệp SMEs, hộ kinh doanh cá thể phải huy động vốn ngoài hệ thống ngân hàng. Thực trạng đó đã tạo điều kiện sinh sôi nảy nở cho hoạt động cho vay nặng lãi, tín dụng đen theo kiểu truyền thống hoặc sàn P2P trá hình.

Có thể bạn quan tâm

  • Thúc đẩy dịch vụ công qua ngân hàng: Cơ hội cho Fintech

    11:32, 05/09/2018

  • Làn sóng Fintech và cách mạng công nghiệp 4.0 liệu có làm khó ngành ngân hàng?

    08:28, 27/06/2018

  • Ngân hàng chiều khách thời Fintech

    07:44, 15/06/2018

  • Bỏ việc lương cao tại Australia, 9x về nước khởi nghiệp fintech

    04:28, 08/06/2018

  • BIDV với Fintech Challenge Vietnam: Đồng hành để truyền cảm hứng

    07:25, 07/06/2018

  • Tại sao nhiều startup tại châu Á mở thêm mảng fintech?

    06:16, 26/03/2018

  • Blockchain sẽ thay đổi thế giới (Kỳ III): Thúc đẩy ngân hàng, Fintech cộng sinh

    05:55, 24/03/2018

 "Nếu phát triển P2P với đầu tư công nghệ bài bản, trên nền tảng blockchain và ứng dụng Bigdata, trí tuệ nhân tạo (IoT), vận hành đúng khuôn khổ quy định, sẽ phần nào giải quyết được những chuyện đó, rút ngắn khoảng cách tiếp cận vốn và đáp ứng nhu cầu tín dụng của nhiều người dân”, ông Bách nói.

Dù sinh sau đẻ muộn nhưng Megalend vừa ra mắt đã định vị kết nối giải pháp tài chính phục vụ SMEs và các hộ gia đình, hộ nông dân

Dù sinh sau đẻ muộn nhưng Megalend vừa ra mắt đã định vị kết nối giải pháp tài chính phục vụ SMEs và các hộ gia đình, hộ nông dân.

Một điểm khác chứng minh người tiêu dùng Việt Nam có thể được đáp ứng nhu cầu tài chính nhanh hơn nhờ công nghệ, là chi phí để vận hành một hệ thống ngân hàng bán lẻ truyền thống thường rất cao, nhưng ngược lại các khoản vay của các hộ gia đình nông dân, người tiêu dùng là khá nhỏ, chỉ từ vài triệu đồng đến cao nhất vài trăm triệu đồng; trong khi nếu sử dụng công nghệ để phát triển các giải pháp kết nối gửi- vay ngang hàng, thì sẽ giảm thiểu được chi phí trung gian đáng kể, thời gian và các quy định thẩm định đơn giản hơn.

Nhìn ra thị trường fintech hiện tại, phần lớn các công ty startup cũng đều nhắm vào phát triển ứng dụng, cung cấp các giải pháp kết nối các giao dịch, thanh toán, nhu cầu tài chính cho các đối tượng khác nhau trên thị trường tài chính Việt . Riêng với ứng dụng và các giải pháp cho vay ngang hàng, ước tính đang có khoảng 40 công ty vận hành, cung cấp. Bản thân Megalend, sinh sau và được tạo dựng bởi những nhà đầu tư có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, cũng cho biết đã rút được bài học từ những người đi trước, kể cả từ các doanh nghiệp Trung Quốc đang gặp khó trên thị trường P2P lẫn các doanh nghiệp Việt khởi nghiệp sớm hơn ở cùng lĩnh vực.

Dù vậy, theo một đại diện Ngân hàng Nam Á chi nhánh Quận 3, mô hình P2P vẫn chưa thực sự hóa giải được tuyệt đối câu hỏi của các bên tham gia như: Rủi ro lớn nhất của người đầu tư bỏ tiền vào tài sản cho vay so với đi gửi tiết kiệm cho ngân hàng? Và mô hình này có ưu điểm nào nổi bật để thu hút nhà đầu tư?.

Trả lời cho câu hỏi này, ông Bách khẳng định: Ứng dụng các công nghệ tiên tiến, khai thác tối đa dữ liệu lớn (Bigdata) và trí tuệ nhân tạo, kết nối và mở rộng hệ sinh thái để củng cố mô hình cho vay ngang hàng, bao gồm kết nối cùng các ngân hàng thanh toán, các công ty tài chính tiêu dùng, công ty thẩm định giá để định giá tài sản đảm bảo, văn phòng luật hỗ trợ pháp lý và văn phòng công chứng có thẩm quyền công chứng các giấy tờ giao dịch…, là chìa khóa để chúng tôi hướng tới quản trị rủi ro, giảm thiểu rủi ro cho các bên tham gia P2P. Tất nhiên, sẽ không có hoạt động đầu tư tài chính nào mà đảm bảo giảm được rủi ro tuyệt đối. Nhưng khả năng "quét", "đọc" một con người (tương tự như mạng xã hội Facebook), thông qua giải mã bằng thuật toán cộng khả năng "chấm điểm" tín nhiệm sẽ giúp Megalend làm được nhiều điều hơn so với các trang cho vay P2P đang được phát triển rầm rộ nhưng còn khó đánh giá hiệu quả trên thị trường hiện nay. Khi công nghệ được phát triển đến một đỉnh cao, khả năng kết nối và giải các điểm nghẽn trong ứng dụng vào lĩnh vực tài chính và phục vụ thị trường sẽ đạt được những kết quả hơn mong đợi.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
"Chìa khóa" mở cho vay ngang hàng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO