Đang hiển thị
Tỉnh thành khác
Mô hình cho vay ngang hàng (P2P) bắt đầu phổ biến ở Việt Nam nhưng nhiều ý kiến e ngại rằng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro khi hành lang pháp lý còn bỏ ngỏ.
Mới đây, sự kiện hàng loạt Công ty vay ngang hàng ở Trung Quốc sụp đổ, ngành công nghiệp 192 tỉ USD của nước này chao đảo chính là lời cảnh báo rõ rệt nhất đối với Việt Nam.
Tại Việt Nam, hiện nay, các trang web cho vay tiền siêu nhanh như Credy, ATMonline, vaytieudung, doctordong, SHA... đang gây sự chú ý với những lời chào mời “có cánh” như “vay tiền nhanh trong ngày online”, “có tiền mặt 30 phút”… lãi suất 0%, phí tư vấn 0%, phí dịch vụ 0%, thủ tục vay siêu nhanh, siêu đơn giản…
Xung quanh vấn đề này, Diễn đàn Doanh nghiệp có cuộc trò chuyện với chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu.
Có thể bạn quan tâm
12:30, 20/09/2018
00:00, 16/03/2015
- Thưa ông, trong thời gian vừa qua, có rất nhiều trang web cho vay online theo hình thức P2P (cho vay ngang hàng). Ông đánh giá như thế nào về xu hướng này?
Thực ra, cho vay ngang hàng là một hình thức cho vay rất mới mẻ trên thế giới, không riêng gì Việt Nam. Trong vài năm trở lại đây, hình thức này ngày càng nở rộ.
Hình thức cho vay này đáp ứng được nhu cầu vay khẩn cấp của rất nhiều người dân với những những khoản vay nhỏ. Đồng thời, việc này cũng mở ra cơ hội cho người có tiền khi số tiền nay gửi ngân hàng chỉ thu được lãi suất cực kỳ thấp nhưng cho vay qua hình thức này thì lãi cao hơn hàng chục lần.
Do đó, hình thức này bổ sung được nguồn tín dụng kịp thời, đáp ứng được nhu cầu của rất nhiều người dân, cả đi vay và cho vay.
- Hiện tại, mô hình này đang phát triển rất mạnh, ông có đánh giá như thế nào về những lợi ích và hạn chế mà mô hình này mang lại?
Hình thức cho vay này đem đến một số thuận lợi cho người vay và cho vay, nhưng đồng thời cũng ẩn chứa rất nhiều rủi ro. Ví dụ, như ở Trung Quốc đã có rất nhiều đơn vị bị phá sản khiến người cho vay thiệt hại nặng nề.
Tại Trung Quốc, dư nợ cho vay ngang hàng tính đến cuối năm ngoái khoảng 30-40 tỉ USD và có khoảng 6.000 công ty tham gia lĩnh vực cho vay P2P. Tuy nhiên, trước sự biến tướng của hình thức này, hiện Trung Quốc đã giảm số lượng công ty kinh doanh P2P xuống con số khoảng 2.000 đơn vị.
Hình thức này mới xuất hiện ở Việt Nam và ngày càng nở rộ. Tính đến thời điểm hiện tại, chưa nghe nói đến trường hợp kiện cáo, lùm xùm nhưng đã nghe đến chuyện lãi suất cao, lên tới 700%. Có thể trên giấy trắng mực đen không quá 20% nhưng cộng các loại phí khác thì sẽ rất cao. Do đó, hình thức cho vay này không minh bạch, trong nhiều trường hợp dễ đi đến lừa đảo.
Do vậy, khi người đi vay không trả được nợ, họ rất dễ phải đối mặt với những hình thức đòi nợ bạo lực kiểu xã hội đen.
- Các công ty cho vay ngang hàng thường là những doanh nghiệp fintech, ứng dụng tài chính số để kết nối nhu cầu giữa người đi vay và người cho vay. Trong trường hợp như thế này, theo ông, trách nhiệm sẽ thuộc về ai?
Mô hình P2P, trong trường hợp nếu các đơn vị này chỉ là công ty kết nối như kiểu Grab, Uber thì họ không có trách nhiệm đối với người cho vay và đi vay. Khi đó tính pháp lý thuộc về người đi vay và cho vay. Tuy nhiên, nếu các đơn vị này không chỉ kết nối, mà họ hoạt động như một tổ chức tín dụng, nhận tiền và cho vay lại ăn chênh lệch lãi suất cao thì họ đã phạm pháp.
Lý do là tổ chức tín dụng phải có giấy phép hoạt động, còn nếu không có thì tòa án phải đưa ra xử lý. Nếu không ngăn chặn kịp thời những hệ lụy thì thiệt hại khó lường.
- Vậy loại hình cho vay online sẽ phải nằm trong sự điều chỉnh của luật nào và việc các công ty kinh doanh dịch vụ cho vay trực tuyến cho vay với lãi suất 20% nhưng phụ phí cộng lại có thể lên tới 720% thì có phù hợp hay không?Thưa ông?
Như đã, nói dù P2P rủi ro như vậy nhưng luật pháp Việt Nam hiện có “khoảng trống”, chưa có quy định về trương hợp này.
Người cho vay nhau là cho vay với tư cách cá nhân. Ở ta, cho vay giữa cá nhân được điều chỉnh bằng Luật Dân sự, nhưng luật này lại thiếu về hoạt động cho vay. Còn nếu dùng Luật Doanh nghiệp hay Luật Các tổ chức tín dụng thì cũng không phù hợp bởi đây không phải là tổ chức tín dụng, chỉ là người dân vay với nhau.
- Vậy, dưới góc độc chuyên gia, theo ông, chúng ta cần phải làm gì để có thể quản lý được hoạt động này?
Chính phủ cần phải có những quy định về vấn đề này, thậm chí cần đưa ra Quốc hội, nâng lên tầm luật. Trước khi có luật thì Chính phủ cần đưa ra những nghị định, sắc lệnh quy định cụ thể các vấn đề liên quan đến hợp đồng, lãi suất, phí, cách thức thu nợ, trả nợ, quyền lợi và nghĩa vụ của người vay và cho vay...tránh tình trạng biến tướng, gây hậu quả xấu.
Do đó, vấn đề này, chúng ta đứng trước 2 lựa chọn: một là cấm, hai là hợp thức hóa. Việc cấm thì gần như không thể. Vậy cần hợp thức hóa thế nào để quản lý hiệu quả, tránh này sinh nhưng hậu quả đáng tiếc cho người dân là vấn đề cần phải được tính toán kĩ lưỡng và sớm có quy định pháp lý rõ ràng.
- Xin cảm ơn ông!