Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ sớm kết thúc?

Việt Nga 29/11/2018 11:01

Với việc Tổng thống Mỹ Donald Trump đang gấp rút chuẩn bị tái tranh cử năm 2020, trong khi Trung Quốc muốn bá chủ toàn cầu vào năm 2050, cả quốc gia này sẽ nỗ lực sớm chấm dứt chiến tranh thương mại?

Cuộc gặp song phương giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ diễn ra vào cuối tuần này tại Buenos Aires, Argentina. Cuộc gặp mặt lần này được xem là cơ hội giảm căng thẳng thời gian gần đây giữa hai cường quốc. 

Có thể bạn quan tâm

  • “Lối thoát” nào cho chiến tranh thương mại Mỹ-Trung?

    “Lối thoát” nào cho chiến tranh thương mại Mỹ-Trung?

    02:55, 24/11/2018

  • Né chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, nhà đầu tư tiếp tục nhắm đến Việt Nam?

    Né chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, nhà đầu tư tiếp tục nhắm đến Việt Nam?

    11:22, 22/11/2018

  • Doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì trong chiến tranh thương mại  Mỹ - Trung?

    Doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì trong chiến tranh thương mại  Mỹ - Trung?

    16:29, 19/11/2018

  • Chiến tranh thương mại hậu bầu cử giữa kỳ

    Chiến tranh thương mại hậu bầu cử giữa kỳ

    11:01, 15/11/2018

Doanh nghiệp Mỹ - Trung trong nỗ lực giảm căng thẳng thương mại

Tại Bắc Kinh, các quan chức cấp cao Trung Quốc được cho là đã gặp gỡ các một số lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ trong nỗ lực vận động chính quyền Trump không thực thi các mức thuế mới. Cuối tuần trước, ông Zhang Mao – người đứng đầu Cơ quan Quản lý Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc (SAIC) đã gặp ông Craig Allen - Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Mỹ - Trung Quốc và một số đại diện từ các công ty Mỹ.

có những lý do để hy vọng cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ sớm hạ nhiệt.

Có nhiều lý do để hy vọng cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ sớm hạ nhiệt. (Ảnh: Reuters)

Trong tuyên bố của mình, ông Zhang Mao nhấn mạnh sự cần thiết phải đàm phán và kêu gọi các công ty Mỹ hoạt động tại Trung Quốc nỗ lực đóng một vai trò tích cực trong việc phát triển mối quan hệ thương mại song phương giữa 2 nước.

Tại Washington, một nhóm các doanh nghiệp đã kêu gọi chính quyền Tổng thống Trump giảm bớt yêu cầu của họ đối với Trung Quốc. Trong các cuộc đàm phán hồi tháng 5 vừa qua tại Bắc Kinh, các nhà đàm phán phía Mỹ yêu cầu phía Trung Quốc cắt giảm thâm hụt thương mại 200 tỷ USD, cũng như loại bỏ các chính sách đã giúp Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và cam kết không phản đối Mỹ tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về các vụ kiện chống Bắc Kinh.

Giấc mộng bá chủ toàn cầu của Trung Quốc

Khi cuộc xung đột với Washington chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, thậm chí mỗi lúc một leo thang, giới quan sát Trung Quốc cho rằng, việc này sẽ phá vỡ kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế của Chủ tịch Tập Cận Bình, cũng như đập tan giấc mộng bá chủ toàn cầu vào năm 2050 của Bắc Kinh.

Trong khi đó, chưa có gì chắc chắn cuộc đàm phán song phương giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Trung cuối tuần này sẽ thuận buồm xuôi gió, đặc biệt là khi Tổng thống Mỹ đã đe dọa Trung Quốc về một đợt áp thuế tiếp theo vào đầu năm 2019.

Các quan chức Mỹ đã nói rằng nền kinh tế Mỹ đang mang lại cho Washington nhiều lợi thế trong các cuộc đàm phán thương mại Mỹ- Trung. Ông Lawrence Kudlow, quan chức kinh tế hàng đầu của Nhà Trắng nhận định: "Tôi nghĩ các nhà đầu tư đang rời khỏi Trung Quốc, và đích đến mới của họ là Mỹ do những chính sách thông thoáng của chúng tôi”.

Bởi vậy, nhiều khả năng Chủ tịch Tập Cận Bình có thể sẽ phải nhượng bộ Mỹ vì giấc mộng bá chủ toàn cầu của mình.

Chiến thuật của Tổng thống Trump

Theo giới quan sát, các cuộc đàm phán trước đây của Trump phần nào cho thấy chiến thuật ngoại giao của ông chủ Nhà Trắng. Trong tất cả các cuộc đối đầu ngoại giao lớn, từ chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, bức tường biên giới Mexico cho đến Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (USMCA), Tổng thống Trump dường như cố tình đẩy cuộc chiến đến giới hạn cuối cùng, rồi đột ngột dịu giọng đề nghị một cuộc đàm phán. Trường hợp gần đây và gây bất ngờ nhất là việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt Iran, từ đó tạo ra một cuộc đảo chiều giá dầu thô thế giới.

Phong cách đàm phán này của Trump đã thành công trong việc khơi gợi người dân Mỹ nêu cao tinh thần dân tộc và lợi ích quốc gia. Chiến thuật này kích thích những người theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cứng rắn hành động đồng lòng hơn bao giờ hết, và thành công lớn nhất của Trump là xây dựng được phong trào “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”.

Một số chuyên gia cho rằng, một thỏa thuận song phương với Trung Quốc bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 được cho là phù hợp với phong cách đàm phán này của Trump. Nếu kịch bản đúng như vậy, Trump được cho là sẽ “nới tay”, và trì hoãn vòng thuế vào đầu năm 2019, rồi một vài tháng sau đó sẽ là một hội nghị thượng đỉnh Trump – Tập để hạ màn cuộc chiến (!?).

Trên thực tế, Trung Quốc đã chấp thuận đáp ứng được khoảng 40% trong tổng số 142 yêu cầu thương mại của Mỹ, và chính quyền Bắc Kinh có thể chấp nhận thương lượng thêm 40% nữa. Trong khi đó, mối lưu tâm không nhỏ của Trump lúc này là thời điểm năm 2020 – khi ông phải đối mặt với cử tri Mỹ một lần nữa.

Xâu chuỗi lại những lập luận trên, liệu thế giới có thể hy vọng về một cái kết sớm cho cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung?

Việt Nga