Hội nghị thượng đỉnh G20 được kỳ vọng là cơ hội để Mỹ và Trung Quốc giải quyết những bất đồng thương mại hiện nay.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có cuộc đàm phán thương mại bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 được tổ chức vào cuối tháng này tại Argentina.
Lý lẽ của Washington
Mục đích của Mỹ phát động chiến tranh thương mại với Trung Quốc nhằm chống lại bất công bằng thương mại và hành vi đánh cắp tài sản sở hữu trí tuệ. Đây chính là 2 vấn đề cốt lõi mà Mỹ yêu cầu Trung Quốc tháo gỡ.
Mỹ không chỉ thâm hụt thương mại với Trung Quốc, mà với nhiều quốc gia khác. Trong đó, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc trong tháng 9 đã tăng 4,3% lên mức 40,2 tỷ USD. Khi điều chỉnh với lạm phát, mức thâm hụt này tăng lên mức cao nhất từ trước tới nay là 87 tỷ USD trong tháng 9 từ 86,3 tỷ USD trong tháng 8.
Với sở hữu trí tuệ, có lẽ đây là vấn đề nan giải nhất trong mối quan hệ Mỹ - Trung. Bởi Trung Quốc không dễ gì nhượng bộ Mỹ, vì điều này ảnh hưởng tới chiến lược Made in China 2025.
Tuy nhiên, lý do thâm hụt thương mại và sở hữu trí tuệ chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Thực chất, chiến tranh thương mại là một phần của “Tầm nhìn kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương” với mục đích cuối cùng là kiềm tỏa sự bành trướng của Bắc Kinh.
Hy vọng gì ở G20?
Trong nội bộ Mỹ, phe chủ trương ôn hòa với Bắc Kinh đang có ưu thế. Trong khi đó, Cố vấn thương mại Nhà trắng Peter Navarro - người theo đuổi chính sách cứng rắn với Bắc Kinh, bị giới hạn quyền lực sau bất đồng với Giám đốc Hội đồng kinh tế quốc gia- người muốn giữ mối quan hệ với Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm
11:22, 22/11/2018
16:29, 19/11/2018
05:45, 17/11/2018
11:01, 15/11/2018
Vì vậy, phe ôn hòa tại Mỹ hoàn toàn có thể tranh thủ cơ hội này để xây dựng một thỏa thuận hợp lý về thương mại với Trung Quốc, nếu không, từ 1/1/2019, thuế quan sẽ được nâng từ 10% lên 25% với khoảng 200 tỷ USD giá trị hàng hóa Trung Quốc.
Hội nghị G20 sắp tới được hứa hẹn sẽ “phá băng” căng thẳng thương mại Mỹ- Trung, nhất là khi ông Trump bày tỏ thái độ hoan nghênh vì Bắc Kinh hồi đáp gần như toàn bộ yêu cầu của Mỹ trước thềm hội nghị. Theo đó, Mỹ và Trung có thể ra thỏa thuận khung bên lề Hội nghị G20, sau đó chia nhỏ các vấn đề cần giải quyết trong các cuộc gặp gỡ cấp thấp hơn.
Tuy nhiên, nếu hai bên không đạt được thỏa thuận, thì ông Trump có thể sẽ áp thuế bổ sung 267 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, đẩy cuộc chiến thương mại giữa 2 nước lên tới đỉnh điểm.