[Đối đầu Mỹ - Trung]: Bài 1: Mấu chốt “Made in China 2025”

Việt Nga 21/03/2019 14:00

Khi mà chưa ai có thể đoán định được số phận của cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung tới đây, thì ở một khía cạnh nào đó, người ta lại lo lắng về một “kỷ băng hà” của quan hệ hai nước.

Kể từ khi ra mắt vào năm 2015, sáng kiến này đã trở thành chủ đề khiến giới quan sát lo ngại rằng nó sẽ gây ra căng thẳng giữa Trung Quốc với nhiều quốc gia, đặc biệt là Mỹ. “Made in China 2025” là một chương trình nghị sự, nổi lên như một ưu tiên rõ ràng dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình, bao gồm các kế hoạch và chính sách nhằm mục đích tạo ra “sự phát triển theo định hướng đổi mới”.

Theo giới quan sát Phương Tây, sáng kiến này ra đời đã phản ánh năng lực sản xuất yếu kém của Trung Quốc so với các cường quốc công nghệ. Nhiều người xem rằng thực chất của "Made in China 2025" là để tìm cách tận dụng cơ hội "được công nhận" từ các quốc gia có nền công nghiệp phát triển.

Sáng kiến

Sáng kiến "Made in China 2025" và tham vọng vươn lên trở thành đầu tàu công nghệ của Chủ tịch Tập Cận Bình được xem là "cái gai" trong mắt Washington

Càng ngày, “Made in China 2025” càng trở thành biểu tượng cho những tham vọng này, và chính điều này đã gây ra sự quan ngại sâu sắc của Mỹ về việc Trung Quốc nổi lên như một đầu tàu công nghệ, và sẽ vươn lên soán ngôi vương công nghệ của Mỹ.

Có thể bạn quan tâm

  • Nhượng bộ Mỹ, Trung Quốc âm thầm tái thực hiện

    Nhượng bộ Mỹ, Trung Quốc âm thầm tái thực hiện "Made in China 2025"?

    06:00, 31/12/2018

  • Trung Quốc “vỡ mộng” Made in China 2025?

    Trung Quốc “vỡ mộng” Made in China 2025?

    11:23, 22/12/2018

  • "Hạ nhiệt" Made in China 2025: Bắc Kinh từ bỏ tham vọng?

    06:50, 14/12/2018

  • Chiến dịch “Made in China 2025” lao đao vì chiến tranh thương mại

    Chiến dịch “Made in China 2025” lao đao vì chiến tranh thương mại

    13:23, 16/09/2018

Về bản chất, “Made in China 2025” là kế hoạch quốc gia, với mục đích giúp Trung Quốc vươn lên trở thành một “siêu cường sản xuất”.

Cụ thể, kế hoạch này nhấn mạnh 10 lĩnh vực ưu tiên, bao gồm công nghệ thông tin thế hệ mới; các công cụ máy móc và rôbốt điều khiển số tiên tiến; công nghệ hàng không vũ trụ, bao gồm cả động cơ máy bay lẫn thiết bị hàng không; dược phẩm sinh học và thiết bị y tế hiệu suất cao.

Tại thời điểm nền kinh tế Trung Quốc đang giảm tốc, việc nắm bắt những ngành công nghiệp và công nghệ mới nổi như vậy được coi là phương tiện then chốt để duy trì và cải thiện tăng trưởng. Chẳng hạn, theo đuổi những tiến bộ trong sản xuất thông minh được cho là mang tính sống còn để đảm bảo khả năng cạnh tranh trong tương lai trong bối cảnh diễn ra một cuộc cách mạng công nghiệp mới.

Những mục tiêu này không phải chỉ có ở Trung Quốc. “Made in China 2025” được lấy cảm hứng từ một nghiên cứu chặt chẽ về sáng kiến “Công nghiệp 4.0” của Đức. Về vấn đề này, không phải là trọng tâm của sáng kiến này, mà là những ý định được phản ánh trong các mục tiêu của nó mới là điều mà nhiều quốc gia, đặc biệt là Mỹ lo ngại.

Một xu hướng mà trong đó công nghệ và đổi mới đã trở nên toàn cầu hóa cao, Trung Quốc đã tìm kiếm “sự tự cung tự cấp” trong các công nghệ cốt lõi khắp một loạt các ngành công nghiệp ưu tiên.

Mục tiêu trở thành một siêu cường sản xuất của Trung Quốc cho thấy tham vọng không chỉ đơn thuần là bắt kịp các nền kinh tế tiên tiến khác mà còn vượt qua và thay thế họ để đạt được vị trí thống trị trong các ngành này trên toàn thế giới.

Khi nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc và Bắc Kinh tìm cách đảm bảo sự phát triển bền vững hơn trong dài hạn, việc nắm bắt các công nghệ và sự đổi mới mới nổi này được coi là một nhu cầu quốc gia ở cấp cao nhất.

“Made in China 2025” phải được đặt trong bối cảnh của các chính sách công nghiệp khác, mà phần lớn trong đó vẫn ít tai tiếng hơn, bao gồm Chương trình phát triển khoa học và công nghệ quốc gia trong trung và dài hạn (2006-2020) - nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cải thiện các năng lực đổi mới bản địa của Trung Quốc để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Từ góc độ lịch sử, cách tiếp cận theo định hướng nhà nước với việc thúc đẩy sự đổi mới này hầu như không gây ngạc nhiên, tiếp tục di sản của chương trình “Hai quả bom, một vệ tinh” trong thời đại những năm 1960.

Tuy nhiên, Tập Cận Bình rõ ràng đã nâng chương trình nghị sự này lên một tầm cao mới. Thời điểm hiện tại được coi là một cơ hội lịch sử duy nhất dành cho Trung Quốc, tại đó có sự hội tụ giữa một cuộc cách mạng khoa học và công nghệ mới và cuộc chuyển đổi công nghiệp với mô hình phát triển kinh tế đang tiến triển của chính Trung Quốc.

Chiến lược kết nối tất cả các sáng kiến này xuất phát từ một đường lối chỉ đạo cho sự phát triển “định hướng đổi mới”, liên kết một số sáng kiến có liên quan với nhau làm nổi bật một loạt các công nghệ đột phá.

Chương trình nghị sự này đã định hình theo Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 (2016-2020), một khung thời gian trong đó Trung Quốc rõ ràng đang ngày càng nhấn mạnh vào việc nắm bắt “các đỉnh cao vượt trội” của sự đổi mới, tìm cách đạt được lợi thế gia nhập đầu tiên trong một số công nghệ chiến lược nhất định.

Thông qua Kế hoạch đổi mới khoa học và công nghệ quốc gia, Trung Quốc đã đưa ra 15 dự án lớn, ưu tiên một số công nghệ chiến lược nhất định để đạt được những tiến bộ lớn vào năm 2030, bao gồm từ rôbốt và khoa học về trí não đến một trạm không gian và điện toán lượng tử và truyền thông.

Ưu tiên cao dành cho các công nghệ này đã dẫn đến việc đưa hàng tỷ đầu tư vào nghiên cứu và phát triển dài hạn, bao gồm thông qua việc thành lập các phòng thí nghiệm quốc gia mới.

Ngoài các sáng kiến quốc gia, một số thành phố đã thực hiện các biện pháp của riêng họ ở cấp địa phương, cạnh tranh để thiết lập đặc trưng và lợi thế địa phương của riêng họ, trong đó có kế hoạch của Tế Nam tạo ra “Thung lũng Lượng tử”.

Thông thường, sự tài trợ này kết hợp chuyên môn và các nguồn lực của các nhà đầu tư theo định hướng của chính phủ, trong đó có một quỹ hướng dẫn đầu tư mạo hiểm mới được thành lập vào năm 2016 đang nhắm mục tiêu vào các ngành công nghiệp chiến lược mới nổi.

Tất nhiên, những ý tưởng và chủ đề này không phải là duy nhất đối với cá nhân Chủ tịch Tập Cận Bình, thay vào đó đã có một sự nhất quán hợp lý trong cách các nhà lãnh đạo Trung Quốc giải quyết và theo đuổi các mục tiêu này.

Chẳng hạn, cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào trong báo cáo công tác của ông tại Đại hội Đảng lần thứ 18 vào tháng 11/2012 đã nhấn mạnh các mục tiêu tương tự, kêu gọi Trung Quốc “thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ của các ngành công nghiệp chiến lược mới nổi và các ngành sản xuất tiên tiến, tăng tốc quá trình chuyển đổi và nâng cấp các ngành công nghiệp truyền thống”.

Tuy nhiên, ông Tập Cận Bình lại đổi mới theo một cách và ở một mức độ cho thấy rằng khái niệm này không chỉ đơn thuần là một từ thông dụng mà cần được coi là một yếu tố cốt lõi trong hệ tư tưởng của ông.

Ở bên ngoài, kế hoạch "Made in China 2025" đang gặp phải sự e dè - bị hoãn lại, nhưng kéo Trung Quốc vào một cuộc chiến kịch liệt với  Mỹ.

Bài 2: Kịch liệt trên đấu trường công nghệ.

Việt Nga