Cơ hội từ hợp tác hạ tầng Á - Âu

Trương Khắc Trà 12/10/2019 11:20

Nhật Bản và Liên minh Châu Âu (EU) vừa ký kết một thỏa thuận hợp tác hạ tầng chung trị giá 60 tỷ EUR. Thỏa thuận này được kỳ vọng sẽ đem lại nhiều cơ hội cho các quốc gia Châu Á, trong đó có Việt Nam.

Thỏa thuận này là một phần trong chiến lược "kết nối châu Á" được EU đưa ra vào năm 2018 để xây dựng một liên minh toàn cầu trong bối cảnh Trung Quốc không ngừng bành trướng trên thế giới.

p/Nhật Bản và Liên minh Châu Âu (EU) vừa ký kết một thỏa thuận hợp tác hạ tầng chung trị giá 60 tỷ EUR, gồm 3 trụ cột là giao thông, năng lượng và kỹ thuật số.p/Ảnh: Reuters

Nhật Bản và Liên minh Châu Âu (EU) vừa ký kết một thỏa thuận hợp tác hạ tầng chung trị giá 60 tỷ EUR, gồm 3 trụ cột là giao thông, năng lượng và kỹ thuật số. Ảnh: Reuters

Kiềm chế Trung Quốc?

Trước khi thương chiến Mỹ - Trung nổ ra, cộng đồng quốc tế cảm thấy kinh ngạc với sáng kiến “Vành đai và Con đường” do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng năm 2013. Bởi sáng kiến này có quy mô hơn 1.000 tỷ USD, trải dài từ phương Đông bao gồm Nam Á, Tây Á, “quá cảnh” vào Nga và thâm nhập vào châu Âu, ảnh hưởng trực tiếp tới 60 quốc gia.

Tuy nhiên, thương chiến Mỹ- Trung không ngừng theo thang, cùng với sự tẩy chay của nhiều quốc gia khiến sáng kiến nói trên của Bắc Kinh trở nên mờ nhạt suốt hơn một năm nay. Dĩ nhiên, trong sự phản ứng nghịch chiều đó luôn có bóng dáng của Mỹ và Châu Âu.

Các nội dung mà Nhật và EU nhắm đến không nằm ngoài 3 lĩnh vực mà các nước mới nổi ở Châu Á đang rất thiếu hụt, thậm chí là xu hướng tương lai gần, đó là năng lượng, hạ tầng và kỹ thuật số.

Rõ ràng, Mỹ không muốn Trung Quốc bành trướng sức mạnh, song vẫn phải đặt câu hỏi vì sao thỏa thuận hợp tác hạ tầng nói trên chỉ có Nhật Bản và EU? Rất dễ thấy, cả hai chủ thể của thỏa thuận mới này đều là những đồng minh thân cận của Washington.

Có thể bạn quan tâm

  • Ẩn số đằng sau

    Ẩn số đằng sau "cú bắt tay" EU - Nhật Bản

    06:00, 07/10/2019

  • Đã đến lúc đa phương hóa Sáng kiến Vành đai và Con đường?

    Đã đến lúc đa phương hóa Sáng kiến Vành đai và Con đường?

    11:00, 12/05/2019

  • Trung Quốc chuyển hướng “Vành đai và Con đường”

    Trung Quốc chuyển hướng “Vành đai và Con đường”

    11:00, 18/03/2019

  • Đích ngắm mới của Trung Quốc trong sáng kiến

    Đích ngắm mới của Trung Quốc trong sáng kiến "Vành đai và Con đường"

    11:01, 03/12/2018

  • Vốn đầu tư của Trung Quốc vào

    Vốn đầu tư của Trung Quốc vào "Vành đai và Con đường" tăng mạnh

    04:22, 10/10/2018

  • Số phận “Vành đai và Con đường” sẽ ra sao?

    Số phận “Vành đai và Con đường” sẽ ra sao?

    16:01, 23/08/2018

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu J.C. Junker phát biểu đầy bóng gió rằng: “Hỗ trợ xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng mà không cần thiết phải bị nhấn chìm trong núi nợ hoặc bị phụ thuộc vào một quốc gia nào đó”.

Các nội dung mà Nhật và EU nhắm đến không khác gì 3 lĩnh vực mà các quốc gia mới nổi ở Châu Á đang rất thiếu hụt, thậm chí là xu hướng trong tương lai gần, đó là năng lượng, hạ tầng và kỹ thuật số.

Những mảnh ghép đó cho thấy rằng, thỏa thuận nói trên giữa EU và Nhật Bản không chỉ là một chiến lược thông thường, mà dường như cố ý đánh vào những điểm yếu của Trung Quốc (!?).

Tương thích với FDI thế hệ mới

Dù chưa có một bản đánh giá, phân tích cụ thể nào, nhưng có thể thấy rằng, dòng vốn Âu - Mỹ có độ tin cậy cao, bởi nó xuất phát từ những quốc gia có thể chế pháp luật minh bạch, sở hữu trình độ công nghệ vượt trội.
Trong khi đó, nguồn vốn FDI từ Trung Quốc gần đây đã cho thấy rất rõ ràng những mối nguy, nhưng tìm cách sàng lọc nguồn FDI này luôn là bài toán khó với nhiều quốc gia.

Từ 3 nội dung cốt lõi của hợp tác kết nối Á- Âu, có thể thấy những lĩnh vực mà Việt Nam hiện rất cần để thực hiện khát vọng hùng cường và trước hết là mục tiêu đến năm 2030.

Với năng lượng, ngoài nguồn thủy điện có thể tự chủ phần lớn, thì dầu mỏ, khí đốt phải nhập hầu hết, nguồn than của nước ta sắp hết, chủng loại than dùng cho nhà máy nhiệt điện phải mua từ Trung Quốc.

Việc các tập đoàn năng lượng Mỹ, Đức.. liên tục rót vốn vào nước ta để xây dựng nhà máy điện khí hóa lỏng là tín hiệu rất tốt, giúp Việt Nam tiến tới nói không với nhiệt điện than và thủy điện.

Lĩnh vực hạ tầng hiện nay cũng đang phát triển rất “nóng”. Đơn cử 3 đại dự án là đường sắt, đường bộ cao tốc Bắc - Nam và sân bay Long Thành đang thiếu vốn. Nhiều bài học đau xót cho thấy rằng, Trung Quốc không thể giúp chúng ta! Trong tình hình đó, việc kết nối với hạ tầng Á-Âu có thể sẽ là giải pháp tích cực.

Trong khi đó, Việt Nam đang rất cần chuyển đổi ngay sang nền kinh tế số, dựa trên các nền tảng an toàn, minh bạch, đôi bên cùng hưởng lợi.

Ngoài thỏa thuận nói trên của EU và Nhật Bản, còn có chiến lược “Tầm nhìn Ấn Độ - Thái Bình Dương” do Mỹ khởi xướng, hướng vào các nước Châu Á. Tất cả đều là dòng vốn FDI có chất lượng cao.

Vấn đề của Việt Nam là phải thoát ra khỏi sự ảnh hưởng của Trung Quốc, hạn chế vay nợ đính kèm các điều kiện bao thầu thiết kế, xây dựng... Thứ nữa là đả thông thể chế, tăng mức độ tự do của nền kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh để đón làn sóng vốn mới.

Trương Khắc Trà