Sau khi đối mặt với sự phản kháng gay gắt của nhiều quốc gia ở châu Á, Trung Quốc đã chuyển hướng sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI) sang châu Âu.
Ngày 11/3 vừa qua, Bộ Ngoại giao Italy cho biết nước này sẽ ký kết bản ghi nhớ với Trung Quốc nhằm ủng hộ sáng kiến BRI.
Có thể bạn quan tâm
11:00, 06/03/2019
11:00, 05/03/2019
13:25, 28/02/2019
11:00, 25/02/2019
05:29, 23/02/2019
Trung Quốc xây “ngựa thành Troy”?
Trong bối cảnh nhiều quốc gia, như Sri Lanka, Maldives, Thái Lan, Malaysia… “tẩy chay” BRI, thì Italy- một quốc gia hàng đầu châu Âu, lại “gật đầu” với BRI. Đây là một bất ngờ lớn, nhưng không phải không có lý do để Italy đi đến quyết định này.
Nền kinh tế Italy đang gặp rất nhiều khó khăn, mâu thuẫn sâu sắc với Liên minh châu Âu (EU) vì không thống nhất được kế hoạch thâm hụt ngân sách 4,2% năm 2019; gánh nặng nợ công ngày một lớn, ước tính 2.630 tỷ USD tương đương 130% GDP của nước này- đứng thứ 2 ở Eurozone.
Italy đang là “mắt xích” yếu nhất trong EU, Trung Quốc đã tìm đến đúng lúc và không tránh khỏi lo ngại BRI sẽ là “con ngựa thành Troy”.
BRI chuyển hướng và những tác động
Việc Italy đón nhận BRI là một thành công lớn của Bắc Kinh, điều này sẽ ảnh hưởng dây chuyền đến các nước khác.
Tại Việt Nam, theo báo cáo của Trung tâm Cơ sở hạ tầng toàn cầu, nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng của Việt Nam từ năm 2016 đến năm 2040 là 605 tỷ USD. Đáng chú ý, khoảng cách giữa nhu cầu đầu tư và xu hướng đầu tư hiện tại là con số khổng lồ 102 tỷ USD, có nghĩa Việt Nam đã và đang tìm cách bù đắp cho sự thiếu hụt này.
Tạm gạt sang một bên các cân nhắc cơ bản về địa chiến lược và địa chính trị, thì những lợi ích tiềm tàng từ BRI đối với Việt Nam có thể rất lớn. Tuy nhiên, việc tiếp cận với nguồn vốn từ BRI cần cẩn trọng để tránh rơi vào “bẫy nợ” như nhiều quốc gia khác.
BRI tại một nền kinh tế lớn như Italy là bài kiểm nghiệm hiệu quả, rạch ròi giữa nghi kỵ và niềm tin, Việt Nam và các nước còn lại có thể rút ra bài học từ đó để áp dụng. Thực tế BRI sẽ được loại bớt tác động tiêu cực, nếu hai bên thỏa thuận được những điều khoản trên nguyên tắc “win - win”.