Tương lai cuộc cách mạng ôtô điện
Tương lai ô tô điện đang tới gần khi nhiều “ông lớn” đầu tư vào lĩnh vực này thay vì động cơ đốt trong.
Hiện nay, trong kho của nhà máy sản xuất ô tô của thương hiệu Audi thuộc tập đoàn Volkswagen đang chứa đầy pin lithium-ion được sử dụng trên mẫu xe ô tô điện hạng sang Audi e-tron của tập đoàn này. Audi e-tron có khả năng di chuyển đến 400 km mỗi lần sạc và thời gian sạc ít nhất là 30 phút.
Đối với Volkswagen, Audi e-tron là minh chứng cho việc một tập đoàn vốn chỉ quen sản xuất các phương tiện động cơ đốt trong kể từ khi được thành lập vào năm 1937 có thể cho ra đời những chiếc xe điện đáp ứng không chỉ thị hiếu của người dùng mà còn cả các nhà hoạch định chính sách trong nỗ lực nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường.
Có thể bạn quan tâm
Giảm thuế linh kiện sản xuất trong nước: Cơ hội cho xe điện, ô tô điện
00:18, 18/08/2019
Startup Trung Quốc phải thu hồi 5.000 ô tô điện vì nổ pin
04:26, 01/07/2019
Ngành công nghiệp ô tô điện của Châu Âu đã quá chậm chân so với Trung Quốc
10:59, 01/11/2018
Những yếu tố khiến ô tô điện sẽ dần thay thế ô tô động cơ đốt trong
09:32, 04/10/2018
Theo kế hoạch, trong vòng 5 năm tới, “gã khổng lồ” nước Đức sẽ mạnh tay chi thêm 30 tỷ euro (tương đương 34 tỷ USD) để tạo ra thêm một phiên bản điện hoặc xe động cơ lai (hybrid) cho mỗi dòng xe trong bộ sưu tập.
Không chỉ có Volkswagen, các nhà sản xuất ô tô trên khắp thế giới đều đang bước vào cuộc đua để thích nghi với một thế giới mới mà trong đó điện sẽ thay thế xăng và dầu diesel. Tại nhiều quốc gia, các nhà máy sản xuất và lắp ráp đang được đại tu để chuyển hướng sản xuất ô tô điện và các nhà sản xuất ô tô cũng đang nắm bắt mọi cơ hội mà họ có thể tìm thấy.
Thậm chí, ngay tại Đông Nam Á, những quốc gia như Singapore và Thái Lan đang đi đầu bước chuyển đổi trong sự phát triển các phương tiện giao thông chạy bằng điện. Điển hình như Indonesia, Việt Nam và Philippines cũng rất hứa hẹn trong bối cánh chính phủ các nước đang nỗ lực giảm áp lực giao thông và đẩy mạnh mục tiêu thực hiện phát triển bền vững.
Các trung tâm thành phố nhộn nhịp ở Đông Nam Á thường có tình trạng giao thông khủng khiếp do cơ sở hạ tầng kém phát triển đã làm dấy lên những quan ngại về môi trường trong dài hạn. Tuy nhiên, việc sử dụng xe điện có thể giảm đáng kể khí carbon thải vào môi trường.
Có thể thấy, đây là bước "chuyển mình" to lớn của các đại gia trong ngành sản xuất xe hơi. Trước đây, xe điện chưa bao giờ là phương án ưu tiên của các nhà sản xuất khi tính đến phương án bảo vệ môi trường. Thay vào đó, các doanh nghiệp đã đầu tư vào những chiếc xe sử dụng động cơ diesel tiết kiệm nhiên liệu có giá cả phải chăng.
Dự kiến, với sự tham gia mạnh mẽ của các ông lớn sản xuất ô tô, chỉ trong vòng năm năm tới, những chiếc xe điện chạy bằng pin sẽ cạnh tranh với những chiếc xe thông thường về cả giá cả và hiệu suất. Những lo ngại về phạm vi lái xe và thời gian sạc pin sẽ giảm đi, và chiếc xe điện - hay EV - sẽ không còn được coi là một đối thủ kém hơn so với động cơ đốt trong (ICE).
Bên cạnh đó, giá pin giảm mạnh sẽ cho phép các nhà sản xuất ô tô hàng đầu bán xe điện với giá thấp hơn xe chạy xăng và dầu diesel vào năm 2022. Dòng sản phẩm xe điện đang tạo ra sức hút chưa từng có, bởi vì chỉ cách đây chưa đến 10 năm, vào khoảng những năm 2010, doanh số bán sản phẩm này gần như bằng 0 mỗi năm.
Max Warburton, chuyên gia phân tích tại công ty nghiên cứu Bernstein nhận định, những yếu tố này đã tạo động lực cho ngành công nghiệp ô tô truyền thống chuyển sang điện khí hóa một cách nghiêm túc. Đến năm 2030, xe ô tô điện sẽ chiếm 30% doanh số bán ô tô mới và chiếm một nửa số lượng xe mới được bán ra.
Hiện nay, Trung Quốc đang triển khai chính sách buộc các nhà sản xuất ô tô phải chế tạo ra những phương tiện "sạch" hoặc áp dụng hình thức tín dụng CO2 đối với ác dòng xe ô tô truyền thống.Tuy nhiên, các chính phủ cần nhanh chóng kiểm soát việc sản xuất một cách đại trà, dẫn đến việc các dòng xe không đảm bảo chất lượng lưu thông gây ảnh hưởng đến giao thông và người tiêu dùng.
Mặt khác, các trạm thiết bị sạc điện cho xe ô tô chưa được xây dựng phổ biến như các trạm xăng dầu. Do đó, để chuyển đổi từ xe động cơ đốt sang xe điện, cũng cần đi kèm với đó là sự đầu tư cơ sở hạ tầng tương ứng để đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dân sẽ ngày một tăng cao.