"Tương lai" nước Anh tiếp tục bị trì hoãn
Quốc hội Anh đã bỏ phiếu thông qua một đề nghị sửa đổi yêu cầu hoãn lại việc ủng hộ thoả thuận Brexit với Liên minh Châu Âu (EU).
Điều này có nghĩa là Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ có trách nhiệm pháp lý phải yêu cầu hoãn lại Brexit một lần nữa, theo quy định của đạo luật Benn, nếu ông không thể thông qua kế hoạch của mình trước 11h đêm ngày 19/10 theo giờ địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Anh và EU sắp ký kết thỏa thuận về Brexit?
05:05, 18/10/2019
Hạn chót đến gần, Brexit vẫn mù mờ tương lai
11:00, 16/10/2019
"Brexits cứng" mở rộng quy mô thiệt hại khi hạn chót đến gần
05:00, 17/09/2019
Brexit "mắc kẹt" chính trường Anh mâu thuẫn cực độ
15:00, 09/09/2019
Đạo luận Been, được Quốc hội Anh thông qua hôm 9/10, yêu cầu Thủ tướng phải thương lượng để được gia hạn Brexit trong một số trường hợp đặc biệt, với hạn chót rút lui mới là 31/1/2020.
Tuy nhiên, Thủ tướng Anh Boris Johnson khẳng định vẫn theo đuổi hạn chót Anh rời Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, vào ngày 31/10, bất chấp kết quả bỏ phiếu.
Phát biểu tại Quốc hội Anh, Thủ tướng Johnson nhấn mạnh "cuộc bỏ phiếu có ý nghĩa về thỏa thuận Brexit mới nói trên đã trở nên không còn ý nghĩa. Tôi sẽ không đàm phán với EU về việc lùi thời hạn Brexit, dù luật pháp buộc tôi phải làm như vậy".
Nếu thỏa thuận mới không được thông qua vào thứ ba tuần tới, Brexit có thể sẽ bị trì hoãn cho đến ngày 31/1 năm sau và một cuộc tổng tuyển cử có thể được tổ chức trong thời gian đó và điều này sẽ làm nền kinh tế Anh chịu nhiều tác động tiêu cực.
Nhận định về kết quả cuộc bỏ phiếu, Paul Dales, nhà kinh tế trưởng của Vương quốc Anh cho rằng, "nếu thời gian lấp lửng chỉ kéo dài vài ngày, tác động đến nền kinh tế Anh sẽ bị hạn chế, nhưng nếu sự chậm trễ này tiếp tục, tăng trưởng GDP của Anh sẽ giảm từ 1,3% trong năm nay xuống còn 1% trong năm 2020. Đồng thời, thúc đẩy Ngân hàng Anh thực hiện các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế bằng cách cắt giảm lãi suất từ 0,75% xuống 0,50%".
Đồng quan điểm, Nigel Green, CEO của công ty tư vấn tài chính quốc tế deVere Group cho biết triển vọng không có thỏa thuận giữa Anh và EU đang ngày càng có khả năng xảy ra và ảnh hưởng tiêu cực đến nền tài chính Anh khi các quyết định đầu tư lớn sẽ tiếp tục bị trì hoãn. Đồng thời, các hộ gia đình sẽ tiếp tục thắt chặt chi tiêu, và niềm tin kinh doanh ngày một suy yếu.
Ông cũng cho biết thêm, "các nhà đầu tư trong nước và quốc tế đang nắm giữ tài sản của Vương quốc Anh có thể phản ứng với sự không chắc chắn kéo dài bằng cách rút tài sản của họ ra khỏi Vương quốc Anh".
Mặc dù vậy, giới quan sát cho rằng, thỏa thuận Brexit hiện tại vẫn có cơ hội được thông qua cao hơn hẳn so với cách đây 7 tháng, ngay cả khi Thủ tướng Anh không có sự ủng hộ của đảng Liên minh Dân chủ Bắc Ireland (DUP).
Từ lần bỏ phiếu gần đây nhất về thỏa thuận Brexit hồi tháng Ba đến nay đã có rất nhiều thay đổi tại Hạ viện Anh. Trong đó, đáng kể nhất là việc 21 nghị sĩ Bảo thủ bị khai trừ khỏi đảng vì bỏ phiếu chống lại Chính phủ. HIện nay, ông Johnson sẽ chỉ cần 30 nghị sĩ nữa ủng hộ là thỏa thuận mới sẽ dược thông qua. Việc này sẽ làm giảm khả năng thất bại của ông so với thời của Cựu Thủ tướng Theresa May.
Nhiều dấu hiệu cho thấy một lượng lớn trong số các Nghị sĩ thuộc đảng Bảo Thủ của nhóm Nghiên cứu châu Âu (ERG) đang để ngỏ khả năng ủng hộ thỏa thuận Brexit mới. Thậm chí, phần lớn nhóm Nghị sĩ thuộc Công đảng, nhóm sẽ quyết định nhất đến khả năng thỏa thuận Brexit được thông qua đã tuyên bố ủng hộ Thủ tướng Anh nếu có thỏa thuận Brexit.
Với một nước Anh đang bị chia rẽ sâu sắc như hiện nay, thì đối với Thủ tướng Boris Johnson, mỗi lá phiếu đều quý giá. Nếu Thủ tướng Anh Boris Johnson tiếp tục thất bại tại Nghị viện một lần nữa, nước Anh sẽ chìm sâu hơn nữa trong tình trạng bất ổn