Tuyến đường sắt ASEAN “lỗi hẹn”?
Một trong những tham vọng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là xây dựng tuyến đường sắt kết nối liên khu vực vào năm 2025.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, dự án đường sắt này có thể sẽ chưa thể hoàn thành trong khoảng 5-6 năm tới, do bị chậm tiến độ ở nhiều nước.
Thiếu vốn trầm trọng
Mục đích chủ chốt của dự án nói trên nhằm thiết lập một hệ thống vận tải khu vực an toàn, hiệu quả và thân thiện với môi trường, từ đó thúc đẩy đầu tư, thương mại, du lịch trong nội bộ khối cũng như với các quốc gia ngoài khối.
Mạng lưới đường sắt xuyên Á được thiết kế với khởi điểm tại Côn Minh (thủ phủ tỉnh Vân Nam), đi qua các thành phố Ngọc Khê, Mông Tự và Hà Khẩu của tỉnh này, kết nối với Việt Nam, Lào, Thái Lan và Singapore.
Trục chính của con đường đồ sộ này là tuyến Singapore - Côn Minh (Trung Quốc), hiện chỉ có Bắc Kinh đáp ứng tốt nhất tiến độ xây dựng đoạn Ngọc Khê - Mông Tự xuất phát từ Vân Nam. Tiểu dự án này dài 131km nhưng vốn đầu tư lên tới 773 triệu USD, được quản lý bởi Tổng cục Đường sắt Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm
Đường sắt Việt Nam: Nghịch cảnh già nhưng… không lớn! (Bài I)
07:00, 09/12/2019
[Đường sắt Việt Nam] Nghịch cảnh già nhưng… không lớn! (Bài II)
06:11, 12/12/2019
[Đường sắt Việt Nam] Nghịch cảnh già nhưng… không lớn! (Bài III)
11:00, 18/12/2019
Điều đáng nói, các quốc gia còn lại không có tổ chức nào quản lý vốn để thực hiện dự án, đồng thời cách tiếp cận cũng không giống nhau. Điển hình như Malaysia, Thái Lan trông chờ vào vốn đầu tư của Trung Quốc thì Campuchia phụ thuộc vào đầu tư nhỏ giọt từ ADB…
Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ đạo chuyển phản ánh của Báo DĐDN về ngành đường sắt Việt Nam tới Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu có giải pháp phù hợp.
ASEAN đang thiếu vốn trầm trọng cho xây dựng hạ tầng giao thông. Theo ADB, trong những năm gần đây, đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở các quốc gia như Indonesia hay Philippines, Myanmar chỉ chi tiêu ít hơn 3% GDP, còn ở Thái Lan và Malaysia, mức chi là dưới 2% GDP. Ước tính từ nay đến năm 2030, ASEAN cần đến 2.360 tỷ USD cho xây dựng hạ tầng giao thông.
Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện của Trung Quốc trong dự án đường sắt xuyên Á làm dấy lên lo ngại về khả năng các nước nghèo biến thành con nợ. Ngoài ra, quy chuẩn kỹ thuật cũng là vấn đề đáng bàn khi hệ thống đường sắt của Trung Quốc dựa trên quy chuẩn 1,44m, trong khi đó phần còn lại chủ yếu sử dụng khổ 1m.
Mắt xích yếu ở Việt Nam
Vì lý do “địa chính trị”, Việt Nam trở thành một mắt xích quan trọng trong tuyến đường sắt kết nối ASEAN với Trung Quốc. Nhưng hiện trạng ngành đường sắt Việt Nam không mấy khả quan.
Dù muốn hay không, Việt Nam vẫn phải tích hợp công nghệ, kỹ thuật đường sắt với ASEAN nếu không muốn bị bỏ lại phía sau. Hiện tại đường sắt nước ta vẫn chưa thể kết nối với Lào, Campuchia.
Với Trung Quốc, tuyến Yên Viên - Đồng Đăng tuy chạy được tàu khổ 1.435mm, nhưng đường sắt Việt Nam lại không có đầu máy, toa xe khổ 1.435mm đáp ứng được tiêu chuẩn chạy trên đường sắt nước bạn. Vì vậy, vẫn phải sang toa, chuyển tải tại ga biên giới, mất rất nhiều chi phí, thời gian bốc xếp.
Bởi vậy, khi các nước phải tìm kiếm hướng tuyến khác, như tuyến Côn Minh - Lào - Thái Lan hoàn thành vào năm 2021, Việt Nam sẽ mất cơ hội phát triển kết nối ngang hướng biển.
Các tuyến kết nối chiến lược như Vũng Áng - Viêng Chăn (Lào), Mỹ Thủy - Đông Hà - Lao Bảo (Quảng Trị), Biên Hòa - Vũng Tàu, TPHCM-Cần Thơ, TPHCM- Lộc Ninh (Tây Ninh)… vẫn án binh bất động vì thiếu vốn!
Do chậm tiến độ triển khai dự án đường sắt xuyên ASEAN ở nhiều nước, nên dự án này sẽ chưa thể hoàn thành trong khoảng 5 năm tới. Đây là cơ hội cho Việt Nam đẩy mạnh các tuyến đường sắt kết nối với các quốc gia trong khu vực.
Ngoài ra, Việt Nam cần gấp rút quyết định chọn phương án hiện đại hóa ngành đường sắt, 26 tỷ USD hay 58 tỷ USD là vấn đề không còn quan trọng bằng chiến lược kết nối, phát triển kinh tế.
Chính phủ cũng bắt đầu có động thái chỉ đạo quyết liệt với Bộ Giao thông Vận tải, Tổng công ty đường sắt Việt Nam về tình trạng bết bát của ngành qua phản ánh của báo chí. Đó là một quyết tâm chính trị vô cùng cần thiết vào lúc này.