Vì sao Panasonic “tháo chạy” khỏi liên doanh sản xuất pin mặt trời với Tesla?
Tập đoàn Panasonic đã lên kế hoạch thoái vốn khỏi liên doanh sản xuất pin mặt trời tại nhà máy của Tesla ở New York.
Đây có thể được coi là dấu chấm hết trong quan hệ đối tác của Panasonic với các hãng xe điện của Mỹ (U.S. electric vehicle- EV). Động thái này đã làm tăng thêm khó khăn đối với hoạt động kinh doanh năng lượng mặt trời của Tesla, vốn đang bị giảm thiểu một cách đáng kể từ khi công ty này được mua lại với giá 2,6 tỷ đô la vào năm 2016.
Tesla đã thông báo rằng việc thoái vốn của Panasonic không ảnh hưởng đến hoạt động hiện tại của họ. Công ty hiện vẫn đang sử dụng hơn 1.500 lao động tại thành phố Buffalo để đáp ứng một cam kết với chính phủ Mỹ về việc tạo ra việc làm cho 1.460 lao động trước tháng Tư năm nay, mục đích để tránh phải nhận một hình phạt 41 triệu USD của chính phủ Mỹ.
Việc “tháo chạy” của Panasonic diễn ra trong bối cảnh công ty này đang cố gắng thoái vốn khỏi các doanh nghiệp không có lợi nhuận. Mặt khác, họ chuyển đổi chiến lược đầu tư sang lĩnh vực sản xuất các linh kiện điện tử tiêu dùng nhằm thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận.
Đây có thể cũng là một bước chuyển mình của các nhà sản xuất xe điện Hoa Kỳ, việc thay đổi đối tác quan hệ kinh doanh này để có thể tìm kiếm sự đa dạng hóa nguồn cung cấp pin của mình. Hiện họ đang chuyển hướng sang các công ty LG Chem Ltd của Hàn Quốc và Công ty TNHH Công nghệ Đương đại của Trung Quốc (CATL).
Có thể bạn quan tâm
Năng lượng mặt trời: "Kẻ khổng lồ đang ngủ" của Tesla?
05:50, 22/02/2020
Tesla và câu chuyện quay về Trung Quốc: Bước đi sai lầm hay chiến lược?
14:12, 04/01/2020
Panasonic ra mắt giải pháp diệt khuẩn trên sản phẩm tủ lạnh và máy giặt
16:29, 10/10/2019
Theo một nguồn tin nội bộ cho biết, Panasonic sẽ giữ lại liên doanh pin ô tô với Tesla ở bang Nevada của Mỹ, nơi vừa báo cáo có lợi nhuận trong quý đầu tiên sau nhiều năm gặp vấn đề về sản xuất và kinh doanh.
Trong ngành kinh doanh năng lượng mặt trời, Tesla đã và đang mất dần thị phần khiến cho Panasonic phải chào bán hầu hết các thương phẩm của họ sản xuất ở Buffalo cho các khách hàng nước ngoài, thay vì phát triển thị trường trong nước như dự định ban đầu.
Khi công bố hợp tác với Telsla vào năm 2016, Panasonic cho biết họ cam kết đầu tư hơn 30 tỷ yên (271,96 triệu USD) vào nhà máy tại Buffalo và thỏa thuận này sẽ được kéo dài trong nhiều năm.
Panasonic hiện cũng đã thu hẹp các hoạt động kinh doanh năng lượng mặt trời của mình ở nơi khác vì nó không thể cạnh tranh về giá với các đối thủ châu Á. Họ đã bán nhà máy sản xuất pin mặt trời tại Malaysia và chi nhánh nghiên cứu cho GS-Solar của Trung Quốc với số tiền không được tiết lộ vào năm ngoái.
Cổ phiếu của Panasonic đã giảm đến 0,9% sau khi “cắt lỗ” và trong phiên giao dịch cuối ngày hôm thứ tư, chỉ số Nikkei đã giảm 0,8%.