Dệt may Campuchia: Trái đắng vì phụ thuộc Trung Quốc
Ngành công nghiệp may mặc của Campuchia hiện đang phải đối mặt với nguy cơ ngừng hoạt động trên diện rộng vào cuối tháng 3 này do dịch bệnh COVID-19
Ngành công nghiệp may mặc của Campuchia hiện đang phải đối mặt với nguy cơ ngừng hoạt động trên diện rộng vào cuối tháng 3 này khi dịch bệnh COVID-19 đã khiến các đối tác của họ ở Trung Quốc tạm thời đóng cửa cũng như ngừng việc vận chuyển nguyên liệu thô đến các nhà máy.
Bộ Lao động Campuchia cho biết 10 nhà máy phải thu hẹp dây chuyền sản xuất, 3.000 công nhân đã mất việc. Nhưng tác động rõ nét của dịch bệnh có thể sẽ rơi vào tháng 3 khi nguồn nguyên liệu dự trữ của gần 200 nhà máy đã cạn kiệt.
"Vào tháng 3, chúng tôi có thể phải chứng kiến tới 200 nhà máy và doanh nghiệp hết nguyên liệu sản xuất", ông Heng Sour - người phát ngôn của Bộ Lao động Campuchia cho biết. Ngành may mặc của Campuchia sử dụng khoảng một triệu công nhân trên cơ sở toàn thời gian.
Trung Quốc là nhà sản xuất dệt may lớn nhất thế giới, nhưng nhiều nhà máy trong số đó đã không thể hoạt động trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán do sự bùng phát của COVID-19.
Có thể bạn quan tâm
4 du khách dương tính với COVID – 19 tại Quảng Ninh đã đi đến những đâu?
20:28, 08/03/2020
[COVID-19] Cận cảnh các khu cách ly y tế tại Hải Phòng
20:26, 08/03/2020
Xuất hiện bệnh nhân thứ 30 nhiễm COVID-19 tại Huế
19:30, 08/03/2020
Thủ tướng Campuchia Hunsen nhấn mạnh, virus corona "làm rung chuyển nền kinh tế toàn cầu". Ngành may mặc trị giá 7 tỷ USD của Campuchia đang gặp khó khăn do 60% nguyên liệu thô là phụ thuộc vào Mỹ và Trung Quốc.
Theo ông Ken Loo - Tổng thư ký Hiệp hội các nhà sản xuất hàng may mặc của Campuchia thì việc chuyển hướng sang làm việc với các nhà cung cấp Ấn Độ hay các nước khác để tìm nguồn cung ứng phần lớn vật liệu này là không thể được thực hiện được một sớm một chiều.
Giống như Campuchia, ngành công nghiệp của Việt Nam phụ thuộc vào Trung Quốc, với 60% vải để cung cấp cho các dây chuyền sản xuất quần áo là nhập từ quốc gia tỷ dân.
Hai tháng đầu năm nay, xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam đã giảm 1,7% xuống 4,5 tỷ USD. Và các nhà xuất khẩu thành phẩm sang Trung Quốc cũng đang cảm thấy ảnh hưởng nhiều khi các xe container đang biệt kẹt lại ở biên giới.
"Đúng là một số hoạt động sản xuất đã bị trì hoãn" ông Osamu Ikezoe, giám đốc điều hành của Uniqlo Việt Nam – vốn được vận hành bởi Fast Retailing của Nhật Bản cho biết.
Theo ông Ikezoe, các cuộc đàm phán với các nhà cung cấp nguyên liệu thô của Trung Quốc đã đảm bảo rằng sẽ không xảy ra tình trạng thiếu hụt khi cửa hàng mở cửa, nhưng "về tương lai, lịch trình sản xuất vào tháng 3 và tháng 4 bị trì hoãn một phần."
Mặc dù có nhiều bằng chứng cho thấy có thể dịch COVID-19 tại Trung Quốc đã qua đỉnh điểm, nhưng những công nhân ở đây vẫn bị hạn chế di chuyển, và do đó việc phục hồi hoạt động sản xuất tại đây cũng rất cầm chừng.
Các thương hiệu may mặc lớn của châu Âu, bao gồm Zara của Tây Ban Nha, hay H&M (Hennes & Mauritz) của Thụy Điển vốn đang đặt các đơn hàng gia công sản phẩm tại các nhà sản xuất Campuchia đều cho biết sự chậm trễ trong việc cung cấp sản phẩm có thể dẫn đến việc bỏ lỡ cơ hội bán hàng và ảnh hưởng đến doanh thu của hãng.
Trước đó, ngành may mặc của Campuchia vốn đã lao đao bởi việc Liên minh châu Âu rút một số đặc quyền thương mại nhất định. Kể từ năm 2001, nước này đã tăng xuất khẩu sang EU theo chương trình "Mọi thứ trừ vũ khí".
Điều này cho phép các quốc gia kém phát triển nhất trong danh sách sẽ không phải chịu thuế quan, cũng như không có hạn ngạch đối với thị trường duy nhất của liên minh cho hầu hết tất cả hàng xuất khẩu. Theo đó, xuất khẩu của Campuchia sang EU đã tăng gần 10 lần, chiếm khoảng 45% tổng số hàng xuất khẩu của nước này trong năm 2018.
Tuy nhiên, sau đó EU đã quyết định rút lại một số ưu đãi thuế quan được cấp cho Campuchia theo chương trình thương mại EBA. Khi quyết định này có hiệu lực, ngành công nghiệp gia công quần áo cũng như thiết bị du lịch, đường và các sản phẩm khác trị giá khoảng 1 tỷ euro (1,11 tỷ USD) mỗi năm - một phần năm tổng kim ngạch xuất khẩu của Campuchia đã bị ảnh hưởng.
Sức khoẻ của nền kinh tế Campuchia chưa thể thực sự hồi phục từ sau quyết định của EU thì đã tiếp tục lao đao vì hoạt động sản xuất may mặc bị gián đoạn.
Chính phủ Campuchia đã cam kết bồi thường cho người lao động hơn 60% tiền lương tối thiểu nếu họ mất việc làm. Theo chính sách, người sử dụng lao động trả khoảng 40% tiền lương tối thiểu trong khi chính phủ chi trả khoảng 20%.
Nhưng trong khi các nhà máy dệt của Trung Quốc không thể sớm hoạt động trở lại, các công đoàn lao động đang bày tỏ sự hoài nghi về khả năng các công ty tiếp tục cung cấp khoản bồi thường thất nghiệp này.
Sản xuất tích hợp từ sợi chỉ đến hàng dệt may thành phẩm là một hình thức kinh doanh lý tưởng cho ngành may mặc. Nhưng quá trình ngược dòng của việc tạo ra các chủ đề và dệt may đòi hỏi đầu tư lớn. Ngành may mặc của Campuchia phải đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn nếu nó hoạt động để giảm sự phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc.