COVID-19: Cơ hội để thay đổi toàn cầu
Cơn bão COVID-19 rồi sẽ qua và những lựa chọn đưa ra bây giờ có thể thay đổi cuộc sống trong nhiều năm tới.
Nhà nghiên cứu tương lai theo thuyết vị lại (futurologist) của Đức Matthias Horx, khẳng định: "ĐÂY LÀ 1 THỜI KHẮC LỊCH SỬ. SẼ KHÔNG CÒN GÌ GIỐNG NHƯ TRƯỚC ĐÂY".
Ông này chia sẻ: "Hiện tôi thường hay được hỏi khi nào thì dịch Corona sẽ "kết thúc" và mọi việc sẽ trở lại bình thường. Câu trả lời của tôi: KHÔNG BAO GIỜ. Lịch sử loài người chứng kiến những thời khắc đánh dấu bước rẽ của tương lai. Chúng ta gọi đó là thời khắc chia đôi ngả - hay khủng hoảng trầm trọng. Và hiện đang chính là thời khắc này".
Loài người hiện đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng toàn cầu do dịch COVID-19 gây ra. Những quyết định được đưa ra trong thời điểm này có thể sẽ định hình thế giới trong nhiều năm tới bao gồm hệ thống chăm sóc sức khỏe tại nhiều quốc gia, các nền kinh tế, chính trị và thậm chí, cả văn hóa.
Khi COVID-19 nhanh chóng bùng phát và lan rộng, các chính phủ tại nhiều quốc gia buộc phải đưa ra những hành động nhanh chóng và dứt khoát. Các quyết định trong thời gian bình thường có thể mất nhiều năm cân nhắc nay được thông qua trong vài giờ. Các công nghệ, nghiên cứu y khoa cần nhiều năm nghiên cứu hiện nay chỉ mất vài tháng để đưa vào thử nghiệm trên người.
Có thể bạn quan tâm
Các ứng dụng trực tuyến lên ngôi thời Covid-19
21:25, 22/03/2020
Virus Corona và tương lai của chúng ta
20:21, 22/03/2020
Hệ lụy từ COVID-19, doanh số ngành smartphone toàn cầu sụt giảm 38%
21:17, 22/03/2020
[COVID-19]: Việt Nam ghi nhận ca thứ 106 bệnh nhân nhiễm Covid-19
20:10, 22/03/2020
Trước đây, chính phủ, doanh nghiệp và hệ thống giáo dục sẽ không bao giờ đồng ý tiến hành việc thử nghiệm học tập và làm việc online. Tuy nhiên, điều này đã xảy ra khi dịch COVID-19 kéo dài và lệnh hạn chế người dân được ban hành. Nhiều chuyên gia dự báo, đây sẽ mở ra một kỷ nguyên mới mà ở đó học tập và làm việc từ xa trở thành một phần trong lịch trình thường nhật của mỗi người.
Các trường đại học bị ảnh hưởng với lệnh cấm đi lại sẽ tìm cách đa dạng hóa nhóm sinh viên quốc tế, còn các trường học sẽ phải chuẩn bị tốt hơn cho việc học trực tuyến trong trường hợp dịch bệnh buộc họ phải đóng cửa. Một khi các chính sách làm việc từ xa hiệu quả được đưa ra, chúng có thể sẽ được sử dụng thường xuyên.
Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia đã lưu ý đến câu chuyện dịch COVID-19 sẽ làm thay đổi cách thức giám sát công dân ở nhiều quốc gia. Có thể thấy, để đạt được thành công trong việc kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh, chính phủ Hàn Quốc đã sử dụng các công nghệ tiên tiến như dữ liệu định vị trên điện thoại, các hoạt động thanh toán và trích xuất dữ liệu từ camera an ninh để theo dõi cung đường di chuyển của người nhiễm bệnh cũng như nơi họ đến, những người họ tiếp xúc...
Tương tự, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cũng đã ủy quyền cho Cơ quan An ninh Israel triển khai công nghệ giám sát thường dành riêng để theo dõi những phần tử khủng bố để nhanh chóng tìm kiếm và xác định các trường hợp nhiễm COVID-19.
Khi mọi người được lựa chọn giữa quyền riêng tư và sức khỏe, họ thường sẽ chọn sức khỏe. Do đó, dịch COVID-19 đã trao cho các quốc gia quyền kiểm soát và theo dõi công dân một cách chặt chẽ hơn để phong tỏa sự lây lan của dịch bệnh.
Mặc dù vậy, việc giám sát và tiết lộ công tin cá nhân vẫn đang là một vấn đề vô cùng lớn với nhiều quốc gia. Công nghệ giám sát đã và đang phát triển với tốc độ chóng mặt, nếu không có các biện pháp minh bạch về quy trình xử lý dữ liệu cá nhân, chắc chắn sẽ có những tranh cãi về vi phạm quyền cá nhân khi dịch bệnh có xu hướng giảm dần trong thời gian tới.
Hiện nay, dịch bệnh COVID-19 cũng sẽ làm thay đổi cách thức các quốc gia tương tác với nhau. Đây là vấn đề mang tính toàn cầu và chỉ có thể được giải quyết hiệu quả bằng hợp tác toàn cầu. Điều này đã được chứng minh trong thực tế, để hạn chế sự lây lan của virus SARS-CoV-2, việc các quốc gia cùng nhau chia sẻ thông tin đã góp phần thúc đẩy nhanh quá trình điều chế vắc-xin cũng như thực hiện kịp thời các biện pháp phòng tránh.
Trung Quốc có thể cung cấp cho Mỹ nhiều bài học quý giá về chống dịch. Khi chính phủ Anh do dự giữa một số chính sách đối phó với dịch, họ có thể nhận được lời khuyên từ người Hàn Quốc, những người đã phải đối mặt với một tình huống tương tự từ một tháng trước.
Và để điều này xảy ra, chúng ta cần một tinh thần hợp tác và tin tưởng toàn cầu. Thay vì mọi quốc gia cố gắng thực hiện các biện pháp riêng biệt và tích trữ các thiết bị để phòng chống dịch, việc phối hợp toàn cầu có thể giúp tăng tốc sản xuất vắc-xin và đảm bảo thiết bị chữa bệnh được phân phối tới mọi nơi.
Như vậy, khi có bất kỳ những vấn đề mang tính chất toàn cầu bùng nổ trên diện rộng như dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế... việc chia sẻ và hợp tác sẽ giúp các nước vượt qua một cách nhanh chóng. Nếu mỗi chính phủ cố gắng tách biệt khỏi chuỗi liên kết, kết quả mang lại sẽ là sự hỗn loạn và khủng hoảng sâu sắc.
Chỉ trong một cuộc khủng hoảng thì các chính phủ mới có thể khiến người dân nhanh chóng chấp nhận các biện pháp cải cách cần thiết nhưng đầy khó khăn. Do đó, khủng hoảng cũng là cơ hội. Hãy để COVID-19 trở thành cơ hội để thế giới biến đổi trở thành một phiên bản mới, tốt hơn.