“Vén màn” bức tranh toàn cầu hậu COVID-19
Đứng trước một biến cố, người phương Đông tin rằng “phúc trung hữu họa”. Trước đại dịch COVID-19, cái tứ của triết lý trên cũng sẽ như vậy!
Sau đại dịch COVID-19, chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ giống như “chiếc tàu nhiều khoang kín”- sẽ không dễ chìm khi găp sóng to gió lớn.
Chuỗi cung ứng sẽ bị cắt đoạn
Trong bức thư gửi Tổng thống D. Trump, nhà báo Thomas Freidman có mấy câu hỏi: Tôi có an toàn không? Bao giờ lũ trẻ đi học trở lại? Nếu tôi có một chút tiền tiết kiệm sẽ cầm cự được bao lâu? Khi nào tôi có thể trở lại làm việc? Liệu công ty của tôi có đóng cửa vĩnh viễn? Tôi có thể sa thải ai và giữ lại ai?...
Có thể bạn quan tâm
[COVID-19] Kinh tế thế giới đang về đâu?
12:46, 17/03/2020
“Bấp bênh” kinh tế thế giới
11:00, 19/01/2020
Doanh nghiệp ứng phó thế nào khi chuỗi cung ứng toàn cầu bị xáo trộn?
14:48, 08/04/2020
COVID-19 sẽ định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu như thế nào?
19:29, 28/03/2020
Chuỗi cung ứng toàn cầu thời hậu COVID-19 SẼ ĐỊNH HÌNH THẾ GIỚI MỚI
11:30, 12/03/2020
Rất tiếc, ngài Trump tuy thao lược, nhưng không thể trả lời những câu hỏi ấy ngay lúc này. Bởi hơn 7 tỷ người - bất kể giàu nghèo, tôn giáo, sắc tộc, giới tính, đảng phái... tự nhiên cùng chung một chiến tuyến, đó là gấp rút tìm lời giải cho những câu hỏi của Thomas.
Dù muốn hay không vẫn phải điền tên Trung Quốc vào mọi bản chiến lược thoát hiểm. Bởi vì khó có thể tìm ra một ngóc ngách nào trên thế giới không ít nhiều liên quan đến Trung Quốc.
Nhưng sau thảm họa này, nếu các chiến lược thoát hiểm được thực hiện thành công thì nhân loại sẽ không còn phụ thuộc vào Trung Quốc nhiều như thế. Đây là mấu chốt làm thay đổi mọi thứ còn lại khi chuỗi cung ứng bị cắt đoạn, chia nhỏ.
Các thảm họa đã qua và hiện nay cho thấy rằng, chiến lược “đa dạng hóa nguồn cung” phải được ưu tiên hơn nhiệm vụ chuyển cơ sở sản xuất/chuỗi cung ứng đến những nơi có giá thành rẻ hơn. Bởi lợi thế rẻ, tập trung đã dẫn đến kết cục bi thảm chỉ bởi tác động tưởng chừng rất nhỏ của COVID-19!
Hay nói cách khác, đây là thời điểm mà chiến lược sản xuất công nghiệp tập trung “một cho tất cả - tất cả nhờ một” đã hết sứ mệnh của nó. Do đó, các quốc gia sẽ phải tính toán để xây dựng chuỗi cung ứng cho riêng mình.
Tất cả phải thay đổi theo
Khi cấu trúc kinh tế thay đổi, chính trị cũng thay đổi theo, tiếp đến là các thiết chế văn hóa, tôn giáo, tĩn ngưỡng cũng chuyển trạng thái cho phù hợp.
Việc theo đuổi lợi nhuận không ngừng và đưa mục tiêu tăng trưởng kinh tế lên trên hết đã đẩy nền văn minh của loài người vào một quỹ đạo thật kinh hoàng. Nhưng rồi đây nguyên tắc EGS (đầu tư xanh) sẽ được các nhà sinh thái học nhân văn khuếch trương mạnh mẽ. Trái đất được bảo vệ tốt hơn, biến đổi khí hậu phần nào được giải quyết...
Khủng hoảng thị trường lao động, hàng tỷ người mất việc là cơ hội hiếm có để các chính trị gia lấy làm mục tiêu tranh cử. Biết đâu được, ông Trump có thể xem người thất nghiệp là “kho phiếu” chỉ bằng một slogan trực diện! Đó là tiền đề để tin rằng, lớp người yếu thế được quan tâm nhiều hơn, thế giới sẽ công bằng hơn.
Jeremy Lent - người sáng lập Viện Liology phi lợi nhuận, dùng thuật ngữ “Trái đất pháo đài” để nói về sự thay đổi của tiến trình toàn cầu hóa hậu COVID-19 sẽ bị đảo ngược bởi “đơn phương hóa, địa phương hóa”.
Nhưng có một nghịch lý là trong khi sự khu biệt giữa các quốc gia được đẩy lên cao độ, thì con người phải đoàn kết với nhau hơn để chia sẻ nhiều hơn những thành tựu nhằm chống chịu tốt hơn với các thảm họa tương tự - đây là nguyên tắc sống còn.
Tất cả quá trình này sinh ra từ thảm họa, nhưng nó lại là điều tốt lành, bởi con virus SARS-CoV-2 giúp con người phát hiện ra lỗ hổng trong cấu trúc sống đã được thiết lập hàng thế kỷ nay. Đây là lúc lỗ hổng ấy được vá lại! Và đáp án cho những câu hỏi của Thomas Freidman sẽ là một hiện trạng hoàn toàn mới.