“Bấp bênh” kinh tế thế giới

Diendandoanhnghiep.vn Nhiều chuyên gia dự báo, dù kinh tế thế giới năm 2020 có một vài điểm sáng, nhưng nhìn chung vẫn còn “ảm đạm và bấp bênh”.

Viễn cảnh khó kết thúc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung, căng thẳng địa chính trị, đặc biệt giữa Mỹ và Iran… đang tiềm ẩn rủi ro đối với kinh tế toàn cầu.

Người biểu tình đổ xuống đường ở Tehran ngày 3/1/2020 phản đối vụ ám sát Tướng Qassem Soleimani của lực lượng Mỹ. Ảnh: Reuters.

Người biểu tình đổ xuống đường ở Tehran ngày 3/1/2020 phản đối vụ ám sát Tướng Qassem Soleimani của lực lượng Mỹ. Ảnh: Reuters.

Nỗi ám ảnh khó quên

Nếu bạn muốn thuê mặt bằng kinh doanh, hãy đến thành phố Huệ Châu thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Bởi vì, đây là cơ sở cuối cùng của Samsung - đã rút sang Việt Nam và Ấn Độ để lại 40 tòa nhà cao 7 tầng, đủ chỗ cho 10.000 lao động làm việc.

Từ khoáng sản đồng trứ danh của Chile; thiếc, kẽm, mangan ở Châu Phi, đến than đá đặc trưng của Indonesia, nông sản Mỹ và các mặt hàng được xem là “đồng văn đồng chủng” ở Việt Nam trở nên ế ẩm vì các siêu nhà máy ở Trung Quốc đại lục hoạt động cầm chừng…

Nói như vậy để thấy một khi Trung Quốc- công xưởng toàn cầu “hắt hơi”, thì nhiều quốc gia khác phải “sổ mũi”, kể cả Mỹ, Liên minh Châu Âu (EU) hay Nhật Bản.

Năm mới vừa qua được vài ngày, Washington đã tiêm thêm “liều thuốc độc” vào mối quan hệ với Iran và phần lớn Trung Đông. Điều mà giới đầu tư quốc tế lo ngại nhất là nguy cơ “chiến tranh vùng Vịnh lần thứ 3” sẽ làm tắc nghẽn dòng chảy dầu mỏ, ngưng đọng nhiều kế hoạch hợp tác giữa Trung Đông với EU, Mỹ, Trung Quốc và toàn bộ Châu Á.

Dù Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,4% trong năm 2020, song cảnh báo kinh tế thế giới có khả năng giảm tốc và chưa chắc đã phục hồi trở lại.

Giá dầu tăng cao là nỗi sợ hãi của mọi nền kinh tế, kể cả khi Mỹ đủ nguồn cung dầu từ đá phiến cho thế giới thì sự phụ thuộc lại chuyển từ Trung Đông về Mỹ mà thôi. Thực tế cho thấy các cuộc mặc cả của Washington luôn rất “có trọng lượng”!.

Trong khi đó, chiến tranh thương mại Mỹ- Trung vẫn diễn biến khó lường, thỏa thuận giai đoạn 1 chưa nói lên nhiều điều khi Trump là người hay đổi ý, còn Trung Quốc vốn “túc kế đa mưu”.

Những đại diện thịnh vượng ở Châu Á, như: Nhật Bản, Hàn Quốc “ngấp nghé” bị cuốn vào xung đột thương mại; hầu hết các quốc gia Đông Nam Á “thấm đòn” rất nặng từ suy giảm kinh tế Trung Quốc đại lục.

Liên minh Châu Âu (EU) cũng không khá khẩm hơn khi tiếp tục “vật lộn” với mô hình “quốc gia châu lục”, vỡ nợ công có thể quay lại bất cứ lúc nào nếu nhìn vào Italy, Hy Lạp...

Ấn Độ và Việt Nam là hai “điểm sáng” đáng chú ý nhất ở Châu Á. Trong đó, Ấn Độ đang tìm cách đón dòng vốn FDI tháo chạy khỏi Trung Quốc. Còn kinh tế Việt Nam được dự báo vẫn giữ vững đà tăng trưởng. IMF dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam ước đạt 6,9% năm 2020.

Nhân tố chi phối toàn cầu

Không tự nhiên mà Mỹ chịu đàm phán với Triều Tiên nhưng tiếp tục “rắn mặt” với Iran. Việc kiềm tỏa Teheran chính là đòn đánh từ xa vào nền kinh tế Trung Quốc, bởi quốc gia vùng Vịnh chính là nguồn cung dầu chủ đạo cho Bắc Kinh.

Về cơ bản, từ giữa năm 2018 đến nay (và có thể rất nhiều năm sau), cục diện thế giới diễn biến xoay quanh trục quan hệ song phương Trung - Mỹ. Do vậy, thái độ của các bên này ảnh hưởng trực tiếp tới kinh tế toàn cầu trong năm 2020.

Do còn quá nhiều mâu thuẫn, cạnh tranh địa chiến lược Mỹ - Trung sẽ tiếp tục gay gắt; thỏa thuận giai đoạn 2 đang trong quá trình đàm phán nhưng không dễ thành hiện thực trong ngắn hạn.

Cũng không loại trừ khả năng thỏa thuận thương mại Mỹ- Trung giai đoạn 1 mất tác dụng khi đàm phán hiện nay rơi vào ngõ cụt. Điều này không phải không có cơ sở khi Mỹ đề cao “nước Mỹ trên hết, còn Trung Quốc mải mê với giấc mộng “bá chủ toàn cầu năm 2035”. Thuế quan và chủ nghĩa bảo hộ sẽ cản trở đầu tư nước ngoài và các chuỗi giá trị toàn cầu, khiến kinh tế thế giới phải hứng chịu các hậu quả tồi tệ nhất.

Cho đến nay, nhiều tổ chức uy tín như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF)... đã đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu cho năm 2020. Dù bằng mọi phương pháp, cách tiếp cận khác nhau nhưng tựu trung lại ở đánh giá “ít điểm sáng”.

Với đà tăng trưởng 2019 của kinh tế thế giới chỉ là 2,6%, cộng với nhiều kịch bản khó lường từ chiến tranh thương mại, căng thẳng địa chính trị, chính trường Mỹ, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2020 khó vượt qua mức 3%.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Bấp bênh” kinh tế thế giới tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713509503 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713509503 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10