Đẩy mạnh M&A nhờ COVID-19, Trung Quốc toan tính gì?

Cẩm Anh 06/05/2020 07:00

Đại dịch COVID-19 đã mang lại cho các công ty Trung Quốc cơ hội thâu tóm doanh nghiệp tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Imagination

Imagination Technologies, một công ty công nghệ lớn của Anh đang chuẩn bị chuyển giao quyền sở hữu phần mềm cho China Reform của Trung Quốc

Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã nhanh chóng tiến hành việc mua cổ phần của nhiều công ty lớn trên thế giới. Cụ thể, Imagination Technologies, một trong những công ty công nghệ lớn của Anh đang chuẩn bị tiến hành chuyển giao quyền sở hữu phần mềm an ninh nhạy cảm cho China Reform, một công ty của Trung Quốc. 

CNIC Corp, một quỹ đầu tư được Bắc Kinh hậu thuẫn cũng đang xem xét mua khoảng 10% cổ phần của Greenko Group, một trong những công ty năng lượng tái tạo lớn nhất Ấn Độ.

Fosun International Ltd. cho biết trong một tuyên bố rằng tập đoàn này đang lên kế hoạch tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các doanh nghiệp trên khắp thế giới khi đại dịch COVID-19 có dấu hiệu suy yếu tại châu Âu và Mỹ. Trước mắt, Shanghai Yuyuan Tourist Mart Group Co., một doanh nghiệp trực thuộc Fosun đã tuyên bố mua lại 55,4% cổ phần của thương hiệu trang sức Djula của Pháp với giá 210 triệu nhân dân tệ (tương đương 30 triệu USD).

Dự kiến trong thời gian tới, các doanh nghiệp Trung Quốc cũng sẽ đẩy mạnh việc đầu tư vào những doanh nghiệp thuộc các khu vực được coi là thân thiện với quốc gia bao gồm Nam Âu cũng như Nam Mỹ, Châu Phi và Trung Đông. 

Có thể thấy, điều này báo hiệu sự trở lại mạnh mẽ của các doanh nghiệp Trung Quốc trong các thương vụ mua bán sát nhập toàn cầu sau một thời gian chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19. Trên khắp châu Âu, Bắc Mỹ và các nền kinh tế tiên tiến khác, việc có vô số doanh nghiệp đang hoạt động trong các lĩnh vực quan trọng như công nghệ sinh học, linh kiện điện tử, công nghệ... chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch và không nhận được sự hỗ trợ kịp thời đã trở thành con mồi cho các công ty Trung Quốc.

Theo đánh giá của giới quan sát, sự hỗ trợ của chính phủ đã giúp các công ty Trung Quốc mua các công ty nước ngoài dễ dàng hơn. Với tham vọng trở thành một siêu cường về công nghệ, sản xuất và không gian mạng, các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc thường săn lùng các thương vụ M&A trong các ngành ưu tiên chiến lược quốc gia của Trung Quốc như ô tô, năng lượng, cơ sở hạ tầng và công nghệ; thi các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc tập trung vào các lĩnh vực khác.

Mặc dù trong những năm gần đây, nhiều quốc gia châu Âu đã cố gắng hạn chế các thương vụ M&A trong các lĩnh vực quan trọng, nhưng các công ty Trung Quốc có thể chuyển hướng bằng cách nhắm mục tiêu vào các lĩnh vực ít nhạy cảm hơn.

Ví dụ về điều này, John Lash, chuyên gia tư vấn về mua lại có yếu tố nước ngoài tại công ty tư vấn Control Risks cho biết, rất nhiều công ty sở hữu công nghệ tiên tiến không hoạt động trong lĩnh vực nhạy cảm nhưng sản xuất ra các bộ phận hoặc sản phẩm cực kỳ tốt, hoặc cung cấp các dịch vụ cực kỳ tốt, có ý nghĩa sống còn đối với nền kinh tế của đất nước.

Tuy nhiên, do không hoạt động trong các lĩnh vực an ninh quốc gia, nên họ không bị ràng buộc bởi các quy định nghiêm ngặt. Chính vì vậy, khi các doanh nghiệp này rơi vào khủng hoảng vì đại dịch và gặp sự đầu tư kịp thời từ Trung Quốc, họ sẽ nhanh chóng gật đầu để có nguồn vốn chi trả cho các khoản phí cũng như tiếp tục duy trì hoạt động.

Hiện tại, từ Mỹ, nhiều quốc gia đã bắt đầu hành động để ngăn chặn việc không để các doanh nghiệp thuộc ngành nghề chủ chốt bị thu mua với giá bèo. Mới đây, tất cả các hoạt động FDI từ các nước láng giềng vào các công ty Ấn Độ nay sẽ phải được chính phủ phê chuẩn. Tương tự, Australia cũng đưa ra yêu cầu mọi kế hoạch M&A có liên quan đến nước ngoài phải trải qua đánh giá; đồng thời mở rộng quá trình xem xét từ 30 ngày lên đến 6 tháng.

Liên minh châu Âu cũng đã cảnh báo các quốc gia thành viên rằng sự suy thoái kinh tế từ đại dịch có thể khiến các ngành công nghiệp chủ chốt của khối dễ bị tổn thương. Vào tháng trước, Ủy ban châu Âu đã kêu gọi các quốc gia thành viên thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để bảo vệ tài sản chiến lược và công nghệ khỏi các khoản đầu tư từ nước ngoài. 

Dự báo, sau khi đại dịch COVID-19 cơ bản được đẩy lùi, thị trường M&A toàn cầu sẽ trở nên sôi động hơn trong nửa cuối năm nay. Các thương vụ trong những lĩnh vực như hàng tiêu dùng, du lịch và khách sạn sẽ phục hồi ngay sau khi mọi thứ trở lại bình thường. Do đó, nếu không có sự trợ giúp kịp thời từ các chính phủ, sẽ là không dễ dàng để từ chối một lời chào mua hấp dẫn với mức giá tốt từ các nhà đầu tư Trung Quốc.

Có thể bạn quan tâm

  • [CÂU CHUYỆN CUỐI TUẦN] Doanh nghiệp đón sóng M&A bất động sản hậu COVID-19

    [CÂU CHUYỆN CUỐI TUẦN] Doanh nghiệp đón sóng M&A bất động sản hậu COVID-19

    11:32, 25/04/2020

  • [Triển vọng ngành 2020] Ngành dược: Xu hướng M&A được kì vọng

    [Triển vọng ngành 2020] Ngành dược: Xu hướng M&A được kì vọng

    01:30, 08/02/2020

  • D. Trump khởi động

    D. Trump khởi động "chính sách Trung Quốc"

    06:45, 05/05/2020

  • Ồ ạt tuyển người ở Việt Nam, Apple có dễ dàng

    Ồ ạt tuyển người ở Việt Nam, Apple có dễ dàng "dứt tình" khỏi Trung Quốc?

    16:19, 04/05/2020

Cẩm Anh