Nhà trắng đang thúc đẩy "come back home". Lý do là vì Mỹ đang cảm thấy Bắc Kinh “vô trách nhiệm” trong vấn đề xử lý đại dịch COVID-19.
Nhà Trắng quá sức chịu đựng…
Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đã đẩy mạnh các cuộc tấn công gần đây vào Trung Quốc trước thềm cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 3/11, từ lâu đã cam kết sẽ đưa chuỗi cung ứng sản xuất “come back home” từ nước ngoài.
Giờ đây, sự “hủy diệt” nền kinh tế và số người chết khổng lồ do COVID-19 của Mỹ đang thúc đẩy Washington “buông bỏ” sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng và sản xuất của Trung Quốc.
Keith Krach, người phụ trách tăng trưởng kinh tế, Bộ năng lượng và môi trường Mỹ cho hay: “chúng tôi đã và đang cố gắng giảm sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng ở Trung Quốc trong vài năm qua. Tôi nghĩ rằng đó là điều cần thiết và chúng tôi đang phải hiểu nơi nào là khu vực quan trọng, nơi nào đang tồn tại những nút thắt quan trọng”.
Bộ Thương mại Hoa Kỳ, Nhà nước và các cơ quan khác đang tìm cách thúc đẩy các công ty chuyển tất cả nguồn cung ứng và sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Các ưu đãi thuế và trợ cấp tái bảo hiểm tiềm năng là một trong những biện pháp được xem xét để thúc đẩy sự thay đổi này.
“Chính sách Trung Quốc” của Trump đã được xác định bằng các cuộc đấu tranh hậu trường giữa các cố vấn thương mại và "diều hâu" Trung Quốc. Tất cả đang cho rằng, thời khắc này là một “cơ hội hoàn hảo” cho việc thay đổi bởi đại dịch COVID-19 là “kết tinh” của tất cả những “lo lắng” và “sự chịu đựng” mà mọi người gặp phải khi làm ăn với Trung Quốc.
Theo các chuyên gia, trước đây, tất cả số tiền mà mọi người nghĩ rằng họ đã kiếm được bằng cách thực hiện các giao dịch với Trung Quốc thì giờ đây họ “cảm giác” bị “tước đoạt” gấp nhiều lần bởi thiệt hại kinh tế từ COVID-19.
Đối sách nào cho Hoa kỳ?
Trump đã nói rất nhiều lần rằng, ông có thể đưa mức thuế quan mới lên trên mức 25% đối với tổng số hàng hóa trị giá 370 tỷ USD hiện tại của Trung Quốc.
Các công ty của Mỹ, nơi trả thuế, đã phải “rên rỉ” với tình hình hiện tại, đặc biệt là khi doanh số giảm mạnh trong thời gian bùng nổ đại dịch.
Hoa Kỳ đang nỗ lực tạo ra một liên minh gồm các đối tác đáng tin cậy gọi là “Mạng lưới thịnh vượng kinh tế”. Nó sẽ bao gồm các công ty và các nhóm xã hội dân sự hoạt động theo cùng một bộ tiêu chuẩn từ kinh doanh kỹ thuật số, năng lượng, cơ sở hạ tầng đến nghiên cứu, thương mại và giáo dục.
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo cho biết trong ngày 29/4: “chính phủ Hoa Kỳ đang hợp tác với Úc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc và Việt Nam để thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu tiến lên phía trước”.
Pompeo nói thêm: “những cuộc thảo luận này bao gồm cách mà chúng tôi tái cấu trúc chuỗi cung ứng để ngăn chặn một điều tương tự có thể sẽ xảy ra lần nữa, Mỹ Latinh cũng có thể đóng một vai trò”.
Đại sứ Colombia Francisco Santos cho biết ông cũng đang thảo luận với Nhà Trắng, Hội đồng An ninh Quốc gia, Bộ Tài chính Hoa Kỳ và Phòng Thương mại Hoa Kỳ về nỗ lực khuyến khích các công ty Mỹ chuyển một số chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc và đưa họ đến gần nhà hơn.
Theo dữ liệu từ Liên Hợp Quốc, Trung Quốc đã vượt qua Hoa Kỳ trở thành quốc gia sản xuất hàng đầu thế giới kể từ năm 2010 và chịu trách nhiệm lên đến 28% sản lượng toàn cầu trong năm 2018,
Đại dịch COVID-19 đã càng nhấn mạnh vai trò quan trọng của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Nó cũng cho thấy sự thống trị của Trung Quốc đối với các loại hàng hóa, từ công nghệ cho đến dược phẩm, đồ bảo hộ y tế rồi thực phẩm. Vốn dĩ, nhiều công ty của Mỹ đã đầu tư rất nhiều vào sản xuất tại Trung Quốc, dựa vào 1,4 tỷ người của Trung Quốc để tìm cách thu lại lợi nhuận của họ.
John Murphy, Phó chủ tịch cấp cao về chính sách quốc tế tại Phòng Thương mại Hoa Kỳ, cho biết các nhà sản xuất Mỹ hiện tại đã có thể đáp ứng được 70% nhu cầu dược phẩm và công nghệ.
Tuy nhiên, cũng theo Murphy, việc xây dựng các cơ sở mới ở Hoa Kỳ có thể mất từ năm đến tám năm. Có một điều quan ngại rằng, Mỹ sẽ cần phải có được các “bước chuẩn bị” thực tế trước khi họ bắt đầu xem xét các lựa chọn thay thế. Theo giới thạo tin, Nhà Trắng đang cam kết sẽ trừng phạt Trung Quốc "bằng mọi giá".
Có thể bạn quan tâm