Ứng phó khủng hoảng kiểu AirAsia
Thế giới kinh doanh không thiếu những câu chuyện chết đi sống lại, nhưng cách hồi sinh của hãng hàng không AirAsia quả thật vi diệu.
Bước đi trước khủng hoảng
Dịch bệnh COVID-19 xuất hiện đã san bằng mọi thứ, doanh nghiệp càng lớn lớn thì cái chết càng thảm khốc hơn. Ngay lúc này, ngành hàng không thế giới bắt đầu tái cơ cấu bằng một số phương thức phổ biến: Mua bán và sáp nhập, cắt giảm nhân sự, trông chờ vào chính sách mới từ các chính phủ.
Việc phải tạm ngừng các chuyến bay “đẻ trứng vàng” đến Trung Quốc, Nhật Bản đã khiến AirAsia lỗ 385 triệu USD. Riêng AirAsia X - công ty con của hãng bay này, chuyên quản lý các chuyến bay đường dài cũng lỗ vài chục triệu USD.
Với ngành hàng không, đây là cú sàng lọc tự nhiên lớn nhất lịch sử, những hãng bay thiếu tiềm lực sẽ từ giã cuộc chơi. Thị trường sẽ còn lại những ông lớn có kinh nghiệm, bản lĩnh, tiềm lực tài chính. AirAsia có lịch sử không dài nhưng đầy bão táp, nhiều khả năng sẽ có cách đối phó với cuộc khủng hoảng lần này.
Còn nhớ trước đây, AirAsia đã dành tới 60 triệu USD làm quỹ khởi nghiệp, quỹ này hoạt động từ Malaysia đến Mỹ, kết nối các lĩnh vực như du lịch, lối sống, Fintech, logistics...
Đó là bước chuẩn bị kể từ năm 2018 khi khó khăn bắt đầu bủa vây do tình trạng quá tải hạ tầng hàng không, giá nhiên liệu cao. Với khủng hoảng hàng không như hiện nay, AirAsia sẽ chuyển một lượng vốn khá lớn sang các lĩnh vực nói trên.
Mạnh tay tái cấu trúc
Trong khó khăn chung của hàng không quốc tế, AirAsia đã bắt đầu tái cơ cấu bằng cách đánh giá lại toàn bộ nhân sự dựa trên hiệu quả công việc. Theo đó, AirAsia cắt giảm 30% nhân sự để giảm tối đa chi phí. Cùng với đó, Hãng buộc phải hạ tới mức cao nhất là 75% lương nhân viên. Đây là cú sốc rất lớn, nhưng không còn cách nào khác.
CEO AirAsia Fesnandes đang nắm cổ phần chi phối tại đây, cũng phải bán bớt 10% để huy động vốn. Bên cạnh đó, AirAsia cũng có thể bán bớt các liên doanh ở Nhật Bản, Thái Lan. Diễn biến này rất đáng chú ý, bởi vì diện mạo ngành hàng không có thể sẽ bị thay đổi bởi các thương vụ M&A.
Bản thân AirAsia đã có “tính cạnh tranh” rất cao. Tiêu chí giá rẻ của họ cũng khác biệt, không chỉ giảm tối đa giá vé, sâu xa hơn là làm cho mọi thứ trở nên đơn giản và hiệu quả hơn, qua đó giá dịch vụ cũng giảm theo.
Để được bình chọn là hãng hàng không giá rẻ tốt nhất thế giới, các nhà quản lý AirAsia đã biết cách ứng dụng công nghệ trước đối thủ.
AirAsia được mệnh danh là “hãng hàng không kỹ thuật số” khi có thể nhận diện vân tay, khuôn mặt của khách hàng, chỗ khách hàng muốn ngồi, món khách hàng thường chọn..., để đưa ra cách thức phục vụ tiệm cận tối đa thị hiếu khách hàng.
Tất cả điều đó làm nên sự kỳ diệu, biến một doanh nghiệp bên bờ vực phá sản (AirAsia nợ đến mức, giá trị chuyển nhượng năm 2001 chỉ còn mức giá tượng trưng 1 ringgit - tương tương 0,26 USD) trở thành tỷ đô trong khoảng thời gian không quá dài. Từ tham vọng “hãng bay khu vực”, giờ đây AirAsia luôn được nhắc đến với cái tên khác “hãng bay hàng đầu Châu Á”.
Với những chiến thuật khôn ngoan, cộng giá trị kinh nghiệm quý báu trong xử lý khủng hoảng, AirAsia được kỳ vọng sẽ sớm vượt qua bão COVID-19, dù doanh nghiệp này có thể sẽ phải mạnh tay hơn nữa trong việc tái cơ cấu hoạt động của tập đoàn.
Có thể bạn quan tâm
Tính toán sai lầm của AirAsia
07:00, 05/01/2020
AirAsia "nản lòng" sau 14 năm theo đuổi thị trường hàng không Việt
15:46, 26/11/2019
Lãnh đạo AirAsia: Luôn có chỗ cho hãng hàng không mới ở thị trường Việt Nam
23:11, 09/08/2019
AirAsia chấm dứt hợp tác với Thiên Minh Group nhưng tuyên bố không từ bỏ thị trường Việt Nam
17:40, 18/04/2019
AirAsia ra mắt quỹ đầu tư 60 triệu USD, hỗ trợ startup tại Đông Nam Á
05:18, 07/03/2019
AirAsia toan tính gì khi chọn Cần Thơ làm “cứ điểm bay”?
04:02, 17/02/2019
AirAsia quyết “so găng” cùng các hãng hàng không giá rẻ
00:25, 12/01/2019