AirAsia quyết “so găng” cùng các hãng hàng không giá rẻ

Nguyễn Việt 12/01/2019 00:25

Các hãng hàng không giá rẻ đã tạo một “cơn sóng mới” cho sự cạnh tranh khốc liệt với các hãng hàng không truyền thống khác.

Sau 3 lần

Sau 3 lần "ngã ngựa", AirAsia quyết quay trở lại Việt Nam lần thứ 4.

Theo các chuyên gia hàng không, thị trường đang chứng kiến sự cạnh tranh quyết liệt giữa mô hình kinh doanh hàng không truyền thống và hàng không giá rẻ và giữa các hãng hàng không giá rẻ với nhau. Lợi thế sẽ nghiêng về bên nào quản lý chi phí hiệu quả, tiết kiệm với bộ máy tinh gọn. Dự báo tới đây, cuộc “so găng” giữa các hãng hàng không giá rẻ sẽ ngày càng quyết liệt hơn nữa. 

Có thể bạn quan tâm

  • Miếng bánh ngành hàng không

    Miếng bánh ngành hàng không "không dễ xơi"

    16:49, 09/01/2019

  • Thêm đối thủ, thị phần hàng không nội địa sẽ ra sao trong năm 2019?

    Thêm đối thủ, thị phần hàng không nội địa sẽ ra sao trong năm 2019?

    10:58, 09/01/2019

Về lý thuyết, khi có thêm thành viên gia nhập thị trường sẽ tạo ra sự cạnh tranh trong cùng phân khúc. Tuy nhiên, thực tế liệu có giản đơn? Ví dụ như liên doanh AirAsia Việt Nam, 3 lần Tony Fernandes - người sáng lập và CEO của AirAsia đã nỗ lực đưa AirAsia  gia nhập Việt Nam – một trong những thị trường hàng không tăng trưởng nhanh bậc nhất ở châu Á. Đáng tiếc cả 3 lần ông đều thất bại. Hiện tại, người đứng đầu hãng hàng không giá rẻ lớn nhất và đầu tiên của khu vực đang sắp đạt được thành quả cho nỗ lực lần thứ 4.

Nỗ lực mới nhất của Fernandes gần như đã thành công khi AirAsia ký kết thỏa thuận thành lập liên minh với một tập đoàn ở Việt Nam là Thiên Minh được kỳ vọng có thể đưa vào hoạt động vào nửa sau của năm 2019. AirAsia sẽ nắm 30% cổ phần của liên minh này. Tuy nhiên, bầu trời Việt Nam hiện trở nên khá đông đúc, khi Fernandes sẽ phải đối mặt với một phụ nữ đầy tham vọng là bà chủ Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo – một trong những nữ tỷ phú đôla tự thân giàu có nhất Đông Nam Á một phần nhờ việc tạo ra Vietjet. Bên cạnh một Bamboo Airway đang nổi lên như một startup hàng không. Mặc cho nhiều cảnh báo về sự cạnh tranh tại Việt Nam, nhưng  Fernandes vẫn khẳng định, cạnh tranh là tốt. Nó giúp chúng tôi trở nên tốt hơn.

AirAsia nhận định, Việt Nam là quốc gia mới nhất để thu hút AirAsia trong nỗ lực xây dựng một hãng hàng không giá rẻ trên khắp châu Á. Tốc độ tăng trưởng của du khách hàng không ở Việt Nam là 28%, gấp ba lần so với các nước Đông Nam Á khác. AirAsia cho biết đây cũng là thị trường tăng gấp đôi số lượng chuyến bay nội địa kể từ năm 2013. Lớp thu nhập trung bình cũng sắp đạt đến một phần tư dân số. 

Ông Huỳnh Thế Du - Giảng viên Đại học Fulbright cho rằng, sự ra đời của AirAsia là kịch bản tốt cho sự cạnh tranh phát triển ngành hàng không. Còn GS.TS Trần Thọ Đạt – Hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế Quốc dân khẳng định, tiềm năng phát triển thị trường hàng không của Việt Nam rất lớn. Tỷ lệ người được bay của Việt Nam hiện nay rất thấp, chỉ 60%. Trong khi đó, con số này tại các nước khác trong khu vực lên tới 80%. Chúng ta còn nhiều dư địa để phát triển.

Với sự xuất hiện thêm tân binh AirAsia, nhiều người kỳ vọng hãng này có thể “làm nên chuyện” khi quyết tâm khai thác thị trường ngách, với mục tiêu phục vụ mọi đối tượng khách hàng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
AirAsia quyết “so găng” cùng các hãng hàng không giá rẻ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO