COVID-19 và Biển Đông làm nóng Hội nghị ASEAN - Trung Quốc
Tại Hội nghị giữa các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc cấp bộ trưởng ngoại giao, các bên đã tập trung bàn thảo về ứng phó với dịch Covid-19 và vấn đề biển Đông.
Theo nguồn tin của Thời báo Hoàn Cầu, tại hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nhấn mạnh quốc gia này muốn bắt đầu giai đoạn mới bằng các kế hoạch hợp tác với khối ASEAN nhằm đẩy lùi đại dịch COVID-19 trong khu vực và phục hồi kinh tế khi mốc kỷ niệm 30 năm đánh dấu việc xây dựng các mối quan hệ bền chặt song phương dựa trên những thành tựu trong quá khứ và theo đuổi tiến bộ mới.
Cụ thể, phía Trung Quốc cam kết hỗ trợ tăng nguồn cung vaccine ngừa Covid-19 cho các nước ASEAN thông qua hình thức viện trợ và mua - bán thông thường; Đồng thời, quốc gia này cũng ngỏ ý muốn hỗ trợ ASEAN cải thiện năng lực nghiên cứu, phát triển để tự sản xuất và phân phối vaccine.
Bên cạnh đó, Ngoại trưởng Vương Nghị cam kết, Trung Quốc sẽ tích cực hợp tác với ASEAN để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo đúng nội dung Khung phục hồi tổng thể ASEAN (ACRF) đã được khối thông qua ở kỳ hội nghị cấp cao lần thứ 37 vào tháng 11 năm ngoái và thúc đẩy các hoạt động thương mại và đầu tư TQ - ASEAN diễn ra sôi nổi trong thời gian tới, tạo tiền đề thuận lợi để Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực(RCEP) sớm chính thức có hiệu lực.
Theo các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, bên cạnh hỗ trợ tiêm chủng vaccine, hai bên cũng nên tăng cường thêm trao đổi các chuyên gia chống dịch, nhất là các chuyên gia từ TQ, để giúp ASEAN đối mặt các khó khăn trước mắt với số bệnh nhân tăng nhanh từng ngày.
Bên cạnh đó, ASEAN và Trung Quốc vẫn nỗ lực triển khai các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), trong đó có hợp tác bảo vệ môi trường biển, đảm bảo đối xử nhân đạo và công bằng đối với ngư dân…
Nhận định về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Quốc Dũng nhận định việc duy trì hòa bình, ổn định và an ninh ở Biển Đông là lợi ích chung của ASEAN và Trung Quốc. “Biển Đông vẫn diễn ra tình trạng còn có các hành động đơn phương, vi phạm các quyền hợp pháp của các nước ven vùng biển này. Những hành động này làm gia tăng căng thẳng đi ngược lại các nỗ lực chung của ASEAN - Trung Quốc”, Bộ trưởng Nguyễn Quốc Dũng cho biết.
Chính vì vậy, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng kêu gọi các bên thực hiện nghiêm túc và thiện chí DOC cũng như các cam kết đã có, tuân thủ luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982, tạo môi trường thuận lợi cho đàm phán, xây dựng một văn kiện COC thực chất, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982 và được ủng hộ rộng rãi.
Có thể thấy, với những diễn biến phức tạp của tình hình Biển Đông thời gian qua, trong đó có các hoạt động đơn phương đi ngược lại luật pháp quốc tế đã gây xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng, không có lợi cho tiến trình hợp tác thực hiện DOC và đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).
Đồng thời, các nước tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, tôn trọng tự do, an ninh và an toàn hàng hải và hàng không, giải quyết hòa bình tranh chấp ở Biển Đông phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.
ASEAN và Trung Quốc khẳng định cam kết tiếp tục thực hiện nghiêm túc, thiện chí, đầy đủ, hiệu quả DOC. Các quan chức cao cấp ASEAN và Trung Quốc cũng nhất trí thúc đẩy tiến trình đàm phán COC và chỉ đạo Nhóm công tác chung sớm nối lại đàm phán COC dưới hình thức phù hợp. Các nước khẳng định lại mong muốn đạt được một COC hiệu lực, hiệu quả, phù hợp luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982.
Hội nghị ASEAN – Trung Quốc là cơ hội để hai bên đối thoại, thẳng thắn đề cập tới những khác biệt và tìm cách tháo gỡ. Trước đó, Malaysia đã tuyên bố sẽ đề cập các vấn đề tồn đọng giữa nước này với Trung Quốc, bao gồm câu chuyện nước này điều máy bay quân sự đến Biển Đông áp sát Malaysia. Hôm 3-6, Bộ Ngoại giao Malaysia đã triệu tập đại sứ Trung Quốc để phản đối sự kiện trên.
Theo chuyên gia nhà phân tích Lye Liang nhận định trên tờ Straits Times, Trung Quốc xem ASEAN là nơi giúp Bắc Kinh chứng minh rằng Trung Quốc là bên có thể mang lại lợi ích cho khu vực. "Đây là cách Trung Quốc gửi một thông điệp tới Mỹ, dọa quyết tâm tăng cường sự hiện diện trong khu vực, và quan trọng hơn là liệu Mỹ có sẵn sàng sát cánh với các đối tác Đông Nam Á hay không" - ông đánh giá.
Có thể bạn quan tâm
Việt Nam - ASEAN qua chuyến đi của Thủ tướng Phạm Minh Chính
07:34, 26/04/2021
Nhiều nước ASEAN nghiên cứu, thử nghiệm đồng tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương
06:30, 28/02/2021
Ban hành Luật Hải cảnh: Trung Quốc "thách thức" ASEAN và Mỹ
12:00, 30/01/2021
2020 đã tạo động lực mới cho quan hệ của các nước ASEAN
16:04, 22/01/2021