Những đề nghị của Thủ tướng Việt Nam giúp định hình khung khổ tổ chức, hoạt động tốt nhất cho ASEAN.
Những phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong khuôn khổ Hội nghị các nhà lãnh đạo cấp cao ASEAN tại Jakarta - Indonesia có thể xem là tọa độ định hình phong cách, đặc điểm ASEAN trong tương lai gần.
Đối với dịch bệnh COVID-19, Việt Nam có thể là nơi đặt trung tâm về các tình huống y tế khẩn cấp và dịch bệnh mới nổi tại khu vực, trị giá khoảng 50 triệu USD cho 5 năm đầu; có kinh nghiệm chống dịch để chia sẻ với láng giềng.
Như vậy, dù ít hay nhiều Việt Nam cũng đã “ngoại giao COVID-19”. Điều này cho thấy sự biến hóa, đa dạng, thức thời của Chính phủ trong mảng ngoại giao Nhà nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất ASEAN cần xem xét, xử lý cân bằng, hài hòa, hợp lý, phù hợp với thực tiễn các đề xuất tăng cường, mở rộng hợp tác từ các đối tác.
Sở dĩ ASEAN phải “hài hòa” là bởi khu vực này bây giờ nắm giữ vị trí “địa chính trị - kinh tế”, không chỉ là sân chơi riêng của 11 quốc gia. Ở đó, Trung Quốc liên tục gây ảnh hưởng cả trên biển lẫn trên bộ, cả hợp pháp lẫn phi pháp, cả chính thức lẫn phi chính thức.
Mỹ và đồng minh ráo riết thành lập các thiết chế để tranh giành cạnh tranh với Bắc Kinh. Mục đích cuối cùng là “sở hữu” Đông Nam Á, qua đó kiểm soát tuyến đường vận tải hàng hải quan trọng nhất thế giới chạy qua Biển Đông và nguồn tài nguyên khổng lồ dưới đáy biển.
Vì vậy, ASEAN cần đa phương hóa, hình thành và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử chung hy vọng trụ vững trước các nhiễu động địa chính trị, duy trì môi trường hòa bình, ổn định, nhanh chóng thích ứng và ứng phó phù hợp, hữu hiệu với các thách thức mới.
Tranh chấp biển đảo với Trung Quốc - ASEAN còn thiếu đặc điểm trên. Ví dụ, Philiipines liên tục thay đổi quan điểm, một số quốc gia không liên quan đến biển đảo hầu như không đưa ra thông điệp khách quan với tư cách là trách nhiệm thành viên. Lý do không khó hiểu.
Những đề nghị của Thủ tướng Việt Nam giúp định hình khung khổ tổ chức, hoạt động tốt nhất của một ASEAN dường như đang chênh vênh giữa ngã ba đường.
Để đạt được mục đích, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, yêu cầu thể hiện sự chân thành để xây dựng lòng tin, hợp tác với các đối tác, cùng nhau gìn giữ, vun đắp không gian hòa bình, an ninh và ổn định để phát triển.
Quan điểm ngoại giao của Việt Nam cũng như mong muốn xây dựng cộng đồng ASEAN được người đứng đầu Chính phủ Việt Nam thể hiện cụ thể qua thực tế bất ổn tại Myanmar.
Không can thiệp sâu vào nội bộ Myanmar, nhưng không có nghĩa là bỏ rơi hoàn toàn. Cộng đồng ASEAN có trách nhiệm cần chia sẻ, hỗ trợ tìm ra giải pháp phù hợp, hiệu quả khi Myanmar gặp khó khăn, cũng như ASEAN đã từng chia sẻ, hỗ trợ Myanmar những lần trước đây.
Đó chính là ngoại giao nhân văn, chân thành, tôn trọng quyền tự quyết của nước bạn nhưng không có nghĩa là bàng quan trước nỗi đau của dân tộc bạn.
Tại ASEAN, khi đề cập đến vấn đề Myanmar, Việt Nam phát đi thông điệp không chỉ là thành viên tích cực mà còn là Ủy viên không thường trực và giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trong tháng 4/2021.
Hà Nội sẵn sàng đóng vai trò là cầu nối giúp ASEAN và Liên Hợp Quốc, cùng Việt Nam vận động các đối tác ủng hộ và hỗ trợ trong tiếp cận và tìm kiếm giải pháp phù hợp, khả thi, căn bản, thực chất cho Myanmar.
Đúng nghĩa của một nhà lãnh đạo kỹ trị, Thủ tướng đã tích hợp rất nhiều công việc dù chuyến công du không quá dài. Là các cuộc gặp song phương chớp nhoáng phác thảo kế hoạch tăng cường hợp tác kinh tế với Indonesia, Malaysia, giáo dục văn hóa với Singapore, phòng chống dịch bệnh COVID-19 với Campuchia.
Có thể bạn quan tâm
Dấu ấn ngoại giao từ chuyến "công du" đầu tiên của Thủ tướng Phạm Minh Chính
17:05, 25/04/2021
Kỳ vọng tân Thủ tướng Phạm Minh Chính
04:37, 06/04/2021
Lĩnh vực sản xuất của các nước ASEAN tăng trưởng trở lại
11:00, 07/04/2021
Thủ tướng Phạm Minh Chính: "Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm phục vụ"
19:45, 15/04/2021