Thách thức của Tổng thống Biden tại Liên Hợp Quốc
Dự kiến, trọng tâm trong bài phát biểu đầu tiên tại Liên Hợp Quốc của Tổng thống Mỹ Joe Biden là thông điệp “Mỹ đã ở trở lại".
Theo một quan chức chính quyền Mỹ cho biết, đây là một tuần quan trọng đối với Tổng thống Biden và vai trò lãnh đạo của ông trên trường quốc tế. Do đó, bài phát biểu của ông trước Đại hội đồng sẽ tập trung vào nỗ lực tập hợp đồng minh, đối tác và các thể chế để đương đầu với những thách thức lớn của thời đại.
Ông Biden cũng sẽ nhấn mạnh việc Washington luôn làm việc với đồng minh và đối tác để giải quyết các vấn đề không thể giải quyết bằng quân sự. Đồng thời, nhà lãnh đạo Mỹ cũng sẽ đưa ra lời kêu gọi hợp tác toàn cầu để chấm dứt COVID-19.
Sau bài phát biểu tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc, ông Biden sẽ tham dự một số buổi họp song phương, Hội nghị Thượng đỉnh về COVID-19 và cuộc gặp với các thành viên Quad hôm 22/9, cũng như phiên họp của Liên Hợp Quốc về an ninh khí hậu hôm 23/9.
Giới quan sát cho biết, bài phát biểu đầu tiên của ông Biden tại Liên Hợp Quốc trên cương vị Tổng thống Mỹ là một cột mốc quan trọng. Đối với các nhà lãnh đạo thế giới, Tổng thống Biden đại diện cho hy vọng về một kỷ nguyên khác trong quan hệ đối ngoại của Mỹ.
Về mặt cá nhân, ông Biden được đánh giá rất phù hợp để kêu gọi sự đoàn kết tại Liên Hợp Quốc. Ông có lịch sử lâu dài làm việc trong tổ chức này, cũng như từng dẫn đầu nỗ lực giải quyết các khoản nợ của Hoa Kỳ đối với Liên Hợp Quốc với tư cách là thượng nghị sĩ vào những năm 1990.
Chính quyền của ông đã đảo ngược nhiều chính sách của người tiền nhiệm, chẳng hạn như bằng cách tái gia nhập thỏa thuận khí hậu Paris, như đã hứa trong chiến dịch tranh cử năm ngoái. Điều này cũng được thấy rõ khi ông Biden dành chuyến đi công du nước ngoài đầu tiên của mình vào tháng 6 để tuyên bố trên khắp châu Âu rằng "Mỹ đã trở lại” và tiếp tục được đưa ra trong lần đầu tiên xuất hiện tại New York khi gặp Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, ông Biden đang đối mặt với nhiều trở ngại trong chính sách đối ngoại khi cuộc khủng hoảng tại Afghanistan và việc thành lập liên minh Aukus với Mỹ và Australia đã làm tổn hại đến mối quan hệ giữa Mỹ và các đồng minh, đặc biệt là với Pháp.
Thậm chí, bản thân chính quyền của ông Biden cũng đã cho thấy có những giới hạn đối nhất định đối trong việc thực thi các chính sách đa phương như việc coi cạnh tranh với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu, bất chấp việc hai cường quốc có thể hợp tác trong các thể chế quốc tế.
Chuyên gia Sherine Tadros, giám đốc văn phòng New York của tổ chức Ân xá quốc tế cho biết, hiện tại đã có nhiều quan chức nước ngoài bắt đầu so sánh Tổng thống Biden với ông Trump theo cách bất lợi.
Chính vì vậy, trong bài phát biểu đầu tiên của mình, nhà lãnh đạo Mỹ sẽ phải tìm cách xoa dịu những đồng minh truyền thống của Mỹ, cũng như nhấn mạnh vị thế của quốc gia này trong việc kết nối thế giới để giải quyết các vấn đề toàn cầu như đại dịch COVID-19 và biến đổi khí hậu.
Việc xuất hiện tại cuộc họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc là một trong những cơ hội quan trọng nhất cho tất cả các nhà lãnh đạo trình bày chương trình nghị sự đối ngoại của họ, mặc dù cuộc họp năm nay đã bị thu hẹp do đại dịch.
Chắc chắn đã có một sự thay đổi lớn trong chính sách ngoại giao của Mỹ tại Liên Hợp Quốc trong năm nay. Sven Jürgenson, đại sứ Estonia tại Liên Hợp Quốc cho biết vào đầu năm nay, Mỹ đã trở nên "vô hình" tại Vịnh Turtle, nhưng khi ông Biden trở thành nhà lãnh đạo của nước Mỹ, điều này đồng nghĩa với việc quốc gia này đã trở lại, và đó thực sự là một tin tốt.
Thư kí báo chí của Nhà Trắng Jen Psaki cho biết, về lâu dài, các mối quan hệ toàn cầu sẽ được củng cố mạnh mẽ hơn nhờ cách tiếp cận của Biden. Về cơ bản, ông Biden sẽ đưa ra thông điệp kết thúc chiến tranh ở Afghanistan và mở ra một chương mới trong quan hệ ngoại giao của nước Mỹ, thông qua việc tập trung vào ngoại giao có mục đích, hiệu quả và chuyên sâu.
"Tôi nghĩ rằng quan điểm của Tổng thống Biden là bạn luôn phải nỗ lực cho các mối quan hệ của mình. Điều đó bao gồm cả với các nhà lãnh đạo toàn cầu", bà Psaki cho biết. "Tổng thống tin rằng các mối quan hệ sẽ trở nên bền vững trong nhiều thập kỷ và mỗi bước ông thực hiện kể từ thời điểm nhậm chức đều hướng tới mục tiêu xây dựng và củng cố lại các liên minh truyền thống của nước Mỹ đã rạn nứt trong bốn năm qua”.
Có thể bạn quan tâm
Cảnh báo thảm họa khí hậu từ Liên Hợp Quốc
02:03, 19/09/2021
Vì sao Mỹ quay lại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp Quốc?
05:30, 27/02/2021
Việt Nam tham gia ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025
19:59, 22/02/2021
Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết đầu tiên do Việt Nam đề xuất
07:48, 08/12/2020
Trọng trách mới với vị thế mới tại Liên Hợp Quốc
05:00, 27/01/2020